Vai trò của nhóm thuốc Sulfonylurea trong điều trị bệnh tiểu đường

Cập nhập: Thứ ba, 31/01/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Đái tháo đường là một trong những bệnh lý thuộc hệ nội tiết thường gặp và nguy hiểm nhất hiện nay. Để kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, rất nhiều nhóm thuốc đã được nghiên cứu và ứng dụng trong quá trình điều trị. Một trong số đó phải kể tới nhóm thuốc Sulfonylurea. Vậy Sulfonylurea là thuốc gì? Sulfonylurea có vai trò như thế nào với người bệnh tiểu đường? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin cụ thể về thuốc này qua bài viết dưới đây.

 

Sulfonylurea là thuốc gì? (Ảnh minh họa)

Sulfonylurea là thuốc gì? (Ảnh minh họa)

 

Phân loại, cơ chế tác dụng của Sulfonylurea

   Các Sulfonylurea (hay còn gọi là các sulfamid hạ đường huyết) là nhóm thuốc uống lâu đời nhất trong điều trị đái tháo đường typ 2. Dựa vào thời gian ra đời của các thuốc, sulfonylurea được chia làm 3 nhóm:

- Thế hệ 1: Tolbutamide, Chlorpropamide, Tolazamide.

- Thế hệ 2: Glipizide, Gliclazide, Glibenclamide, Glyburide.

- Thế hệ 3: Glimepiride.

   Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc sulfonylurea: Tác dụng trực tiếp lên các tế bào beta tuyến tụy thông qua thụ thể của chúng là SUR1, dẫn đến tăng bài xuất các bọc dự trữ insulin ra màng bào tương. Hay nói cách khác, sulfonylurea kích thích tiết insulin đã được sản xuất trước đó từ tế bào beta tuyến tụy mà không làm tăng tổng hợp hormon này. Chính vì vậy, sulfonylurea chỉ có hiệu quả với những bệnh nhân vẫn còn bảo tồn được chức năng hoạt động của tuyến tụy.

   Các sulfonylurea có hiệu quả làm giảm khoảng 1% HbA1C và giảm các biến chứng mạch máu nhỏ (bệnh võng mạc, bệnh thận) liên quan đến tình trạng tăng đường huyết.

 

Tác dụng không mong muốn của Sulfonylurea

- Tăng cân: Các sulfonylurea có thể gây tăng từ 1-4 kg. Trong nghiên cứu United Kingdom Prospective Diabetes Study (UKPDS), bệnh nhân được đơn trị liệu với sulfonylurea tăng cân nhiều hơn so với bệnh nhân có chế độ ăn kiêng (sử dụng chlorpropamide tăng 2,6kg; glibenclamide tăng 1,7kg).

- Hạ đường huyết: Tác dụng tăng tiết insulin của sulfonylurea không phụ thuộc vào lượng đường trong máu nên nguy cơ gây hạ đường huyết cao. Khả năng gây hạ đường huyết của các sulfonylurea là khác nhau, chủ yếu liên quan tới thời gian tác dụng, liều dùng và ái lực của sulfonylurea với thụ thể trên tế bào beta tuyến tụy.

   Khi bị hạ đường huyết quá mức, một số biểu hiện mà bệnh nhân có thể gặp là: Tim đập nhanh, vã mồ hôi, bủn rủn tay chân, đói, mệt mỏi, da nhợt nhạt…

 

Một số biểu hiện của tụt đường huyết

Một số biểu hiện của tụt đường huyết

 

- Phản ứng hiếm gặp: Sulfonylurea có thể gây rối loạn tiêu hóa (ít gặp), dị ứng trên da (hiếm gặp), mẫn cảm với ánh sáng, bệnh gan (hiếm gặp bao gồm vàng da, viêm gan), bệnh huyết học (giảm tiểu cầu, bạch cầu, mất bạch cầu hạt) và hạ natri máu.

 

Chỉ định của Sulfonylurea

   Sulfonylurea là một lựa chọn hiệu quả, dung nạp tốt, chi phí thấp và thuận tiện trong quá trình điều trị đái tháo đường typ 2 khi người bệnh không thể kiểm soát được đường huyết thông qua chế độ ăn, tập luyện và giảm cân đơn thuần.

- Sulfonylurea được sử dụng như là chỉ định thay thế ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có béo phì hoặc đề kháng insulin, khi sử dụng metformin không mang lại hiệu quả mong đợi, hoặc dung nạp kém hay có chống chỉ định với metformin.

- Trong các hướng dẫn điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) và Hiệp hội các nhà nghiên cứu đái tháo đường Châu Âu (EASD) 2019, các thuốc mới nhóm DPP-4i là lựa chọn đầu tay, Sulfonylurea là lựa chọn thứ 2 hoặc thứ 3 trong điều trị đái tháo đường typ 2.

- Trong khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Sulfonylurea được sử dụng phối hợp cùng với Metformin khi đơn trị liệu bằng metformin không mang lại hiệu quả tích cực hoặc đường huyết, HbA1C của người bệnh quá cao.

 

 Sulfonylurea được sử dụng phối hợp cùng Metformin trong hướng dẫn điều trị đái tháo đường typ 2 của Bộ Y tế

Sulfonylurea được sử dụng phối hợp cùng Metformin trong hướng dẫn điều trị đái tháo đường typ 2 của Bộ Y tế

 

Chống chỉ định của Sulfonylurea

- Sulfonylurea là nhóm thuốc chỉ có hiệu quả trên bệnh nhân vẫn còn bảo tồn được chức năng của tuyến tụy. Vì vậy, sulfonylurea chống chỉ định ở những bệnh nhân đái tháo đường typ 1 (thiếu insulin tuyệt đối).

- Trạng thái tiền hôn mê hoặc hôn mê đái tháo đường; nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

- Các Sulfonylurea được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận, nên Sulfonylurea chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận hoặc suy gan (nguy cơ quá liều và hạ đường huyết nặng).

- Quá mẫn với bất kỳ thuốc nào thuộc nhóm Sulfonylurea, hoặc các sulfamid khác (sulfamid kháng khuẩn hay sulfamid lợi tiểu).

- Trẻ vị thành niên, phụ nữ đang cho con bú.

 

Một số loại sulfonylurea thường dùng

   Các sulfonylurea thế hệ 1 hiện nay thường ít được sử dụng bởi có độc tính cao trên thận. Các sulfonylurea thế hệ 2 và 3 được sử dụng rộng rãi hơn trong điều trị đái tháo đường typ 2.

- Glyburide/glibenclamide: Viên 1,25-2,5-5mg. Liều khởi đầu 2,5mg/ngày, liều trung bình thường dùng 5-10 mg/ngày uống 1 lần vào buổi sáng. Không khuyến cáo dùng đến liều 20mg/ngày vì tác dụng hạ glucose huyết không tăng hơn. Tác dụng sinh học của glyburide kéo dài đến 24 giờ sau khi uống 1 liều vào buổi sáng, do đó nguy cơ hạ glucose huyết cao, nhất là ở người già, suy gan, suy thận.

- Gliclazide: Thuốc có hàm lượng 80mg, tác dụng kéo dài 12 giờ. Liều khởi đầu 40- 80mg/ngày. Liều tối đa 320 mg/ngày. Dạng phóng thích chậm có hàm lượng 30-60mg, liều khuyến cáo tối đa của dạng phóng thích chậm là 120 mg/ngày. Thuốc ít gây hạ glucose huyết hơn các loại sulfonylurea khác và được chọn vào danh sách các thuốc thiết yếu để điều trị đái tháo đường của Tổ chức Y tế Thế giới.

- Glimepiride: Thuốc có các hàm lượng 1mg, 2mg, 4mg. Liều thường được khuyến cáo 1mg-8mg/ngày. Thuốc có tác dụng kéo dài, thời gian bán hủy 5 giờ, do đó có thể uống ngày 1 lần vào buổi sáng.

 

Lưu ý cho người bệnh khi dùng sulfonylurea

   Đa số các sulfonylurea có thời gian tác dụng đủ dài nên chỉ cần dùng thuốc 2 lần/ngày hoặc thậm chí 1 lần/ngày. Nếu quên uống thuốc 1 lần, bệnh nhân dùng liều thường dùng vào các bữa ăn tiếp theo chứ không được tăng liều gấp đôi.

   Uống sulfonylurea trong hoặc sau bữa ăn để tránh hạ đường huyết. Trong trường hợp uống 1 lần/ngày, tốt nhất nên uống vào buổi sáng.

   Tác dụng không mong muốn chính của sulfonylurea đó là hạ đường huyết, các dấu hiệu của hạ đường huyết thường xuất hiện vào buổi chiều hoặc có thể xuất hiện nhanh chóng khi bệnh nhân bị đói.

   Để ngăn chặn nguy cơ hạ đường huyết, người bệnh cần:

- Mang theo đường và uống ngay lập tức nếu có các dấu hiệu của hạ đường huyết.

- Không dùng sulfonylurea nếu hoạt động thể lực mạnh hoặc bỏ bữa ăn.

- Thực hành tự theo dõi đường huyết tại nhà.

 

Người bệnh tiểu đường nên có máy đo đường huyết tại nhà

Người bệnh tiểu đường nên có máy đo đường huyết tại nhà

 

   Thực tế có rất nhiều người bệnh dù đã uống thuốc, ăn kiêng, tập luyện nhưng mức đường huyết vẫn cao, họ phải tăng liều thuốc hoặc phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát hiệu quả đường huyết của mình. Việc tăng liều hoặc phối hợp nhiều loại thuốc sẽ gia tăng gánh nặng lên gan, thận cho người bệnh, đồng thời họ cũng sẽ phải đối diện với nhiều tác dụng phụ đến từ các nhóm thuốc này hơn.

   Do đó, bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ, các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân tiểu đường sử dụng sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ để giúp hạ và ổn định đường huyết một cách an toàn và hiệu quả, từ đó giúp giảm bớt liều thuốc tây phải sử dụng, đồng thời phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

 

BoniDiabet + - Giúp hạ và ổn định đường huyết, giảm liều thuốc tây cho người bệnh tiểu đường

   BoniDiabet + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả nhờ các nhóm thành phần:

- Nhóm thảo dược giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu: Dây thìa canh, hạt methi, lô hội, quế, mướp đắng.

- Nhóm thành phần giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường:

+ Các nguyên tố vi lượng: Kẽm, crom, magie, selen. Đây chính là nhóm thành phần quyết định nên hiệu quả vượt trội của BoniDiabet + so với các sản phẩm khác trên thị trường. 4 nguyên tố vi lượng này là thành phần của enzyme chuyển hóa đường, có tác dụng giúp ổn định đường huyết, không cho đường huyết lên xuống thất thường, đồng thời giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh.

+ Các vitamin: Vitamin C, acid folic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu, phòng ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường.

+ Acid alpha lipoic: Giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù lòa, suy thận; giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não.

 

Thành phần của BoniDiabet +

Thành phần của BoniDiabet +

 

   Hiệu quả của BoniDiabet + được tối ưu hóa nhờ công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất hiện nay đó là công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần có trong BoniDiabet + được đưa về kích thước hạt nano (dưới 70nm), tăng khả năng hấp thu lên mức tối đa, loại bỏ nguồn ô nhiễm.

   Người bệnh nên sử dụng BoniDiabet + với liều 4 viên/ngày, sau 2 tháng thì đường huyết sẽ hạ và ổn định ở ngưỡng an toàn hơn. Bên cạnh đó, những triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, tiểu đêm, thèm ăn,... và những biến chứng như tê bì tay chân, mờ mắt, vết thương lâu lành,... cũng giảm rõ rệt. Khi đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn, bệnh nhân có thể xin ý kiến bác sĩ giảm liều thuốc tây, từ đó giúp giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc tây. 

   BoniDiabet + đã được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội bởi ThS.BS. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện). Nghiên cứu về BoniDiabet + được đánh giá trên 3 phương diện:

- Triệu chứng: Cảm giác khát nước và đi tiểu nhiều

- Chỉ số đường huyết

- HbA1c

   Nghiên cứu lâm sàng sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet + cho kết quả tốt và khá lên tới 96.67%, đồng thời không xuất hiện bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình kiểm nghiệm.

   Trên đây là một số thông tin cơ bản về sulfonylurea - một trong những nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường thông dụng nhất hiện nay. Để hạn chế phải sử dụng thuốc tây, từ đó giảm gánh nặng lên gan, thận, hạn chế nguy cơ gặp các tác dụng bất lợi của thuốc điều trị tiểu đường thì sử dụng BoniDiabet + chính là giải pháp hàng đầu cho bạn. Mọi thắc mắc xin liên hệ tới tổng đài 1800.1044 (miễn cước) để được tư vấn cụ thể. Cám ơn các bạn đã theo dõi.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Có BoniDiabet - Đường huyết an toàn, tôi yên tâm sống khỏe

Bác Vũ Văn Bình, 74 tuổi số 6, tập thể Không Quân, đường 7/3, phường Thành Tô, Hải An, Hải Phòng

Carbohydrates là gì? Những lưu ý khi dùng carbohydrates cho người bệnh tiểu đường?

Ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi định nghĩa lại carbohydrates và tìm hiểu xem người bệnh tiểu đường nên ăn carbohydrates như thế nào nhé.

Thanh Hóa: Có BoniDiabet, dù bị tiểu đường tôi còn khỏe mạnh hơn xưa

Bác Lương Vĩnh Hùng, 72 tuổi, ở số 126 Đinh Công Tráng, Ba Đình, Thanh Hóa. Điện thoại: 0904 419 636

5 Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh gút

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 5 nguyên tắc mà bệnh nhân gút nên thực hiện trong chế độ ăn uống hàng ngày, các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối - Đâu là phương pháp chăm sóc hiệu quả?

Người ta thường dùng từ “giai đoạn cuối” để chỉ bệnh tiểu đường khi đã có những biến chứng nặng nề đe dọa đến tính mạng của người bệnh
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi