Tại Ấn Độ, hạt Methi là một gia vị rất phổ biến để chế biến cà ri, cây non và lá methi có mùi thơm được dùng làm rau ăn. Methi còn được dùng như một phương thuốc cổ truyền điều trị nhiều bệnh thông thường.
Methi là một trong những loại cây đầu tiên con người trồng được tại sông Nin, Ai Cập và được những cư dân đầu tiên di cư tới châu Mỹ mang theo như một loại thực phẩm và thuốc trị bệnh. Các công trình nghiên cứu đã phát hiện và ghi nhận khả năng giảm đường và cholesterol trong máu bằng hạt methi.
Theo một nghiên cứu tại Medical College (Ấn Độ), có 60 người không dùng bất cứ thuốc hạ cholesterol được tiến hành đo nồng độ cholesterol trong máu. Những người này đã được cho ăn một chén xúp có chứa khoảng 20g hạt methi trước hai bữa ăn trưa và ăn tối hàng ngày. Sau 4 tuần, mức cholesterol của họ bắt đầu giảm với tỷ lệ 14%. Các nhà nghiên cứu chỉ ra, kết quả này là do hạt methi làm giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) một cách đáng kể. Hạt methi còn chứa 25% galactomannan - một loại chất xơ hòa tan tự nhiên, có tác dụng giúp ngăn chặn các bệnh tim mạch, huyết áp, cải thiện hệ tuần hoàn. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, nếu làm giảm lượng cholesterol thừa trong máu sẽ giúp giảm hơn 30% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Với chế độ ăn thường ít rau, nhiều đạm, thịt..., dẫn đến cholesterol dễ tăng cao hiện nay, các loài thảo dược và thực phẩm thiên nhiên giàu chất xơ hòa tan (có khả năng làm giảm sự hấp thu cholesterol qua màng ruột) được các nhà khoa học khuyến cáo có tác dụng làm giảm lượng cholesterol có hại và làm tăng lượng cholesterol có lợi trong máu.
rất hiệu quả.
Cũng theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, khi cho thêm hạt methi vào khẩu phần ăn của các bệnh nhân bị tiểu đường type 1, lượng đường trong nước tiểu sau đó đã giảm được 54%. Chính galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu và acid amin 4-hydroxyisoleucin kích thích sự tiết insulin có trong hạt methi, đã giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu. Hạt methi còn rất hữu ích cho cả người bị tiểu đường type 2, nếu mỗi ngày bệnh nhân dùng 20 - 25 g hạt methi, sẽ giúp hạ thấp lượng glucose trong máu. Ở Ấn Độ, người bệnh tiểu đường đã được khuyến cáo sử dụng hạt methi thường xuyên như một loại nước uống hàng ngày, do hạt có mùi thơm như vị rau cần tây, rất dễ uống và không có độc tính (do methi được xếp vào nhóm gia vị). Mỗi ngày, người bệnh lấy khoảng 15 - 20 g hạt methi đã rang thơm, tán bột, pha làm nước uống có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường hoặc lấy hạt sống ngâm trong 200 ml nước lạnh, để qua một đêm cho hạt nở ra, sáng dậy uống hết nước trong ly, bỏ lại xác.
XEM THÊM: