Mục lục [Ẩn]
Chúng ta đều biết rằng, tiểu đường là một trong những căn bệnh với nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Để kiểm soát nó, việc có một chế độ ăn uống ăn uống phù hợp là điều bắt buộc với mỗi người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề: “Người mắc bệnh tiểu đường kiêng ăn gì thì tốt cho sức khỏe?” nhé!
Người mắc bệnh tiểu đường kiêng ăn gì thì tốt cho sức khỏe?
Người bệnh tiểu đường cần kiêng ăn carb tinh chế
Carb tinh chế còn được gọi là carbs chế biến hoặc carbs đơn giản. Có 2 loại carb tinh chế chính là các loại đường (đường ăn, siro bắp có hàm lượng fructose cao,...) và ngũ cốc tinh chế, loại bỏ chất xơ và chất dinh dưỡng.
Vì carb tinh chế đã bị loại bỏ các chất xơ nên chúng được tiêu hóa rất nhanh sau khi ăn và có chỉ số đường huyết cao. Điều này khiến cho đường huyết và insulin của người bệnh sẽ tăng lên rất nhanh. Đây là mối đe dọa với sức khỏe người bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, chúng cũng chỉ kéo dài cảm giác no bụng trong một khoảng thời gian ngắn, từ 1 - 2 giờ. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy đói rất nhanh, thôi thúc người bệnh ăn thêm, dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, carb tinh chế làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì - một yếu tố thúc đẩy việc gặp phải các biến chứng ở người bệnh tiểu đường.
Các loại thực phẩm chứa carb tinh chế có thể kể đến như: Bột mì trắng, gạo trắng, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, nước hoa quả đóng chai, mì gói, thực phẩm chế biến sẵn,...
Các loại carb tinh chế làm tăng đường huyết nhanh chóng sau khi ăn
Người bệnh tiểu đường cần kiêng ăn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa được gọi chung là chất béo xấu. Chất béo bão hòa thường có xu hướng là chất rắn ở nhiệt độ phòng. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa gồm: Mỡ động vật, bơ động vật, phô mai,...
Việc sử dụng nhiều chất béo bão hòa sẽ khiến người bệnh tiểu đường bị tăng LDL cholesterol. Điều này khiến cho họ bị tăng cân và gặp phải tình trạng mỡ máu cao, khiến các mảng xơ vữa hình thành trong mạch máu, làm máu lưu thông khó khăn. Do đó, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề trên tim mạch, huyết áp và gián tiếp gây ra các biến chứng trên thần kinh, mắt, tại các chi,...
Chất béo chuyển hóa cũng gây ra tình trạng tương tự. Thậm chí, nó còn làm giảm HDL cholesterol, một loại cholesterol tốt. Chất béo chuyển hóa còn gọi là trans fat, được tạo thành thông qua một quy trình công nghiệp, bằng cách bổ sung hydro vào dầu thực vật lỏng để khiến chúng chuyển thành thể rắn. Nó xuất hiện trong các loại dầu mỡ đã qua tinh chế, bơ thực vật, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán, mì ăn liền,...
Chất béo chuyển hóa còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần so với chất béo bão hòa. Đồng thời, việc loại bỏ nó ra khỏi cơ thể cũng khó hơn chất béo bão hòa. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, tăng đề kháng insulin và thậm chí là ung thư,...
Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán chứa nhiều chất béo chuyển hóa
Người bệnh tiểu đường cần kiêng ăn mặn, thực phẩm có nhiều muối
Tổ chức Blood Pressure UK của Anh quốc ước tính, có đến 80% người bệnh tiểu đường type 2 được chẩn đoán mắc huyết áp cao. Tăng huyết áp làm cho bệnh tiểu đường phát triển nhanh hơn, người bệnh dễ gặp phải các biến chứng hơn.
Các loại đồ ăn mặn, nhiều muối sẽ làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể, làm giảm khả năng lọc của thận, từ đó khiến huyết áp của người bệnh tăng lên. Điều này sẽ tác động đến các mạch máu nhỏ tại võng mạc, thận, tim,... làm tăng nguy cơ mù lòa, suy thận, suy tim,..
Nguy hiểm hơn, tăng huyết áp còn có thể làm tổn thương mạch vành hoặc mạch máu não, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, người bệnh tiểu đường không nên ăn quá 5g muối/ngày, hạn chế sử dụng các loại phụ gia có natri như: Bột ngọt, bột nêm, nước mắm,...
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn muối, bột nêm, nước mắm
Người bệnh tiểu đường ăn gì để tốt sức khỏe?
Bên cạnh những thực phẩm có hại, nhiều loại thực phẩm khác lại đem đến nhiều lợi ích với người bệnh tiểu đường. Chúng giúp cho việc kiểm soát đường huyết, mỡ máu và huyết áp trở nên dễ dàng hơn. Các loại thực phẩm này có thể kể đến như:
Rau củ nhiều chất xơ
Chúng ta đều biết rằng, chất xơ rất cần thiết để cơ thể có được đường tiêu hóa khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nó cũng giúp ích cho việc kiểm soát đường huyết, nhờ làm giảm tốc độ hấp thu đường tại ruột và kéo dài cảm giác no bụng. Vì thế, người bệnh sẽ không bị tăng đường huyết nhiều sau ăn. Ngoài ra, các loại rau củ cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người.
Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường nên bổ sung thêm các loại rau củ nhiều chất xơ vào bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể tham khảo mô hình dĩa thức ăn lành mạnh sau đây:
Mô hình dĩa thức ăn lành mạnh
Thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 là một acid béo không bão hòa thiết yếu, đặc biệt cơ thể không thể tự tổng hợp được nó. Lợi ích lớn nhất mà Omega-3 đem lại cho người bệnh tiểu đường là giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch, giảm mỡ trong gan. Đồng thời, nó cũng giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa huyết khối, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ. Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo (cá thu, cá hồi, dầu gan cá tuyết, cá trích,...), hàu, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, rong biển, dầu ô liu,...
Các thực phẩm giàu Omega-3
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng vô cùng cần thiết với cơ thể. Nó có nhiều chức năng sinh học quan trọng, tham gia vào việc sản xuất và điều hòa hoạt động của nhiều loại enzyme, hormone khác nhau, trong đó có insulin - hormone giúp điều hòa lượng đường trong máu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, kẽm tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và tăng cường khả năng hoạt động của insulin. Nhờ đó, kẽm giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Ngoài ra, kẽm cũng có thể giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa lipid ở bệnh nhân tiểu đường, giúp cải thiện mức cholesterol và triglyceride.
Các thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như: Thịt bò, thịt cừu, động vật có vỏ (hàu, sò, cua,...), các loại hạt, đậu, rau xanh,...
Thực phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp điều hòa quá trình sinh tổng hợp glucose tại gan, duy trì đường huyết ở mức an toàn. Do đó, người bệnh tiểu đường nên sử dụng những thực phẩm có chứa lợi khuẩn như: Nấm sữa kefir, dưa bắp cải,...
Nấm sữa kefir có chứa nhiều lợi khuẩn
Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh tiểu đường cũng cần dùng thêm những sản phẩm giúp cho việc kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Một sản phẩm đang được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng nhất là BoniDiabet + của Mỹ.
BoniDiabet + - Bí quyết giúp hạ và ổn định đường huyết tối ưu cho người bệnh tiểu đường
BoniDiabet + là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược tự nhiên, cùng các nguyên tố vi lượng và vi chất khác, đem lại nhiều lợi ích với người bệnh tiểu đường như:
- Giúp hạ đường huyết về mức an toàn nhờ có mướp đắng, dây thìa canh, hạt methi.
- Giúp giảm và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường nhờ có: Kẽm, crom, magie, selen, alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic, quế, lô hội. Trong đó:
+ Kẽm, crom, magie, selen giúp giảm kháng insulin, từ đó hạ và ổn định đường huyết.
+ Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu, phòng ngừa biến chứng tim mạch, mắt, thận, thần kinh.
+ Quế giúp hạ mỡ máu, lô hội giúp các vết thương mau lành.
Với công thức ưu việt này, BoniDiabet + sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, đồng thời giúp hạ mỡ máu hiệu quả. Nhờ đó, sản phẩm sẽ giúp làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Thành phần và công dụng của BoniDiabet +
Tác dụng của sản phẩm BoniDiabet + đã được chứng minh trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Kết quả cho thấy, 96,67% người bệnh có cải thiện tốt và khá trên 3 phương diện là: Chỉ số đường huyết, giảm HbA1c và những triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Sử dụng BoniDiabet + bao lâu thì có hiệu quả?
Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng BoniDiabet + với liều từ 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau từ 1 - 2 tháng, BoniDiabet + giúp hạ đường huyết về ngưỡng an toàn hơn. Sau 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định và chỉ số HbA1C (chỉ số đường huyết trung bình 3 tháng) cũng giảm rõ rệt.
Cùng với việc sử dụng BoniDiabet +, bạn hãy lưu ý những điều sau đây:
- Kết hợp với việc dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc hay tăng giảm liều khi mới sử dụng BoniDiabet +. Khi nào đường huyết ổn định, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ để giảm liều thuốc tây.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì tối thiểu 5 ngày/tuần.
- Dành thời gian để tắm nắng, ánh sáng mặt trời kích thích cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp làm giảm đường huyết, giảm kháng insulin và ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
- Không uống rượu, bia, hút thuốc lá,...
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, stress, vì chúng sẽ làm tình trạng kháng insulin nghiêm trọng hơn.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp quý độc giả giải đáp được câu hỏi “Người mắc bệnh tiểu đường kiêng ăn gì thì tốt cho sức khỏe?”. Để giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, BoniDiabet + chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM: