Mục lục [Ẩn]
Mau đói, thèm ăn, khát và uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, người luôn mệt mỏi, sụt cân bất thường... là những triệu chứng điển hình của bệnh nhân tiểu đường typ 2. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm trên mắt, thần kinh, thận, tim mạch. Qua bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về các cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường typ 2 tại nhà nhé!
Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường typ 2 tại nhà
Trước khi tìm hiểu các cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường typ 2, bạn cần hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường typ 2 và những hậu quả nghiêm trọng nếu như không kiểm soát tốt tình trạng bệnh để bảo vệ người thân trước các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường nhé!
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường typ 2
Tiểu đường typ 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa đường trong máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Thói quen ăn nhiều các loại thực phẩm giàu năng lượng, giàu chất béo, chất đường, ít vận động và tình trạng béo phì.
Ăn nhiều chất béo, đồ ngọt… làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2
Ngoài ra, một số ít trường hợp những người mắc bệnh tiểu đường typ 2 là do di truyền hoặc do có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ.
Bệnh tiểu đường typ 2 nguy hiểm như thế nào?
Bệnh tiểu đường typ 2 thường khởi phát từ từ và diễn biến âm thầm. Nếu bệnh nhân không có biện pháp kiểm soát đường huyết tốt, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nghiêm trọng như:
Biến chứng cấp tính
- Hạ đường huyết quá mức: Bệnh nhân tiểu đường typ 2 có chế độ ăn kiêng khem thiếu khoa học, uống thuốc hạ đường huyết quá liều, tập luyện quá sức,... dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết quá mức (<4 mmol/L). Nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời tình trạng này, bệnh nhân có thể lên cơn co giật và mất dần ý thức.
- Nhiễm toan ceton hoặc hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu bởi đường huyết quá cao. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Biến chứng mạn tính
Nếu đường huyết tăng cao kéo dài hoặc thường xuyên dao động lên xuống thất thường sẽ dẫn đến nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm, bao gồm:
- Biến chứng mắt: Đây là một trong những biến chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất ở bệnh nhân tiểu đường typ 2. Nếu không kiểm soát đường huyết tốt, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt như bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể,... gây suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa.
Biến chứng bệnh tiểu đường typ 2 làm suy giảm thị lực
- Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh có thể xảy ra ở nhiều cơ quan trong cơ thể, phổ biến nhất là tình trạng tê bì, cảm giác kiến bò hay mất cảm giác ở chân tay.
- Nhiễm trùng: Bệnh nhân tiểu đường typ 2 rất dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền... Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài dai dẳng và khó điều trị.
Vết loét lâu lành ở bệnh nhân tiểu đường typ 2
- Biến chứng thận: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các bệnh nhân tiểu đường, chiếm trên 50% các trường hợp suy thận giai đoạn cuối.
- Biến chứng tim mạch: Bệnh nhân bị tiểu đường typ 2 lâu năm có nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch như: Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,...
Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường typ 2
Như vậy, việc kiểm soát đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn là rất cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường typ 2. Do đó, các bạn cần có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân, kiểm soát tốt đường huyết, tránh tình trạng đường huyết lên xuống bất thường gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường typ 2 tại nhà
Để kiểm soát tốt đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường typ 2, các bạn nên áp dụng các biện pháp sau:
Nhắc nhở bệnh nhân tuân thủ điều trị
Người chăm sóc cần động viên người bệnh tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp phải dùng thuốc thì cần nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, không tự ý tăng liều, giảm liều hay ngừng sử dụng thuốc đột ngột.
Theo dõi định kỳ và phát hiện các dấu hiệu của biến chứng mạn tính
- Theo dõi đường huyết thường xuyên trong ngày bằng máy đo đường huyết cá nhân và kiểm tra định kỳ chỉ số HbA1c 3 tháng một lần.
Bệnh nhân tiểu đường typ 2 nên được kiểm tra đường huyết thường xuyên
- Khám mắt, xét nghiệm protein niệu vi thể, đo chỉ số cổ chân - cánh tay, siêu âm Doppler mạch chi, điện tâm đồ nên được thực hiện định kỳ mỗi năm một lần.
- Khi có các dấu hiệu mờ mắt, sốt kéo dài, tê chân tay, đau chân khi đi lại, phù,... cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để được thăm khám, phát hiện kịp thời các biến chứng và áp dụng biện pháp khắc phục sớm.
- Tránh làm tổn thương da, không đi chân trần hay đi giày dép quá chật, kiểm tra bàn chân của người bệnh hằng ngày để tìm vết chai, mụn nước, vết loét, mẩn đỏ hoặc sưng tấy để xử lý kịp thời tránh biến chứng nhiễm trùng.
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cho bệnh nhân
- Người bệnh nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, khoảng 5-6 bữa trong ngày để hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao sau khi ăn và hạ đường huyết quá mức khi đói.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, bánh mì trắng, miến, ngô,...
- Hạn chế các đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, hoa quả ngọt như chuối, mít, na, vải, nhãn…
- Tăng cường bổ sung rau xanh và các loại hoa quả ít ngọt như táo, cam, bưởi, bơ, súp lơ,...
Tăng cường ăn các loại hoa quả ít ngọt như táo, bưởi,...
- Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều protein như thịt nạc trắng, các loại cá,...
- Hạn chế ăn thịt đỏ và mỡ động vật vì những thực phẩm này có chứa làm lượng lớn cholesterol làm tăng cholesterol máu và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Giảm muối trong bữa ăn.
- Ngưng hút thuốc và hạn chế uống rượu bia.
Người bệnh tiểu đường typ 2 không nên uống rượu bia
Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường typ 2 nên luyện tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản như: Đi bộ, chạy bộ, tập yoga,… khoảng 30 - 45 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, mỗi lần 10-15 phút.
Người bệnh tiểu đường typ 2 nên tập thể dục nhẹ nhàng
Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên
Theo GS. TS Nguyễn Nhược Kim, nguyên Vụ Trưởng Vụ Y học Cổ Truyền: “Để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ, có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý và chăm tập luyện thể dục thể thao, ngoài ra dùng kết hợp thêm viên uống thảo dược BoniDiabet + của Mỹ sẽ giúp cải thiện bệnh tiểu đường an toàn, hiệu quả.”
BoniDiabet + - Giải pháp hoàn hảo dành cho bệnh nhân tiểu đường typ 2
BoniDiabet + là sản phẩm được sản xuất tại nhà máy J&E International thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals - Tập đoàn sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín hàng đầu thế giới. Trong mỗi viên nang BoniDiabet + là sự kết hợp hoàn hảo của 2 nhóm thành phần chính như sau:
- Nhóm nguyên tố vi lượng: Kẽm, magie, selen, chrom. Đây là nhóm thành phần tạo nên sự khác biệt vượt trội của BoniDiabet + với các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay. Các nguyên tố vi lượng này là thành phần của các enzyme tham gia chuyển hóa đường trong cơ thể, được chứng minh có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa và giảm nhẹ các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Nhóm các thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi. Đây là những thảo dược kinh điển được sử dụng lâu đời cho bệnh nhân tiểu đường do có tác dụng giúp làm hạ đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, BoniDiabet + còn được bổ sung quế giúp hạ mỡ máu và lô hội giúp làm vết thương, vết loét chóng lành, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Công thức vượt trội của BoniDiabet +
Các thành phần trong BoniDiabet + đều được chiết xuất từ thiên nhiên, được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến hàm lượng từng thành phần trong công thức nên rất an toàn, không gây ra các tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc tây.
Hơn nữa, hiệu quả của BoniDiabet + đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông cho kết quả giúp hạ và ổn định đường huyết, giúp giảm nhẹ các biến chứng của bệnh tiểu đường, tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện tốt và khá rất cao lên đến 96,67%, đồng thời không xuất hiện bất cứ tác dụng không mong muốn nào cho người sử dụng.
BoniDiabet + có tốt không?
BoniDiabet + là sản phẩm của Mỹ, được sản xuất tại hệ thống nhà máy đạt chuẩn GMP cùng công nghệ microfluidizer – công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới giúp loại bỏ được nguồn ô nhiễm, sản phẩm ổn định, hạn sử dụng kéo dài và khả năng hấp thu có thể lên tới 100%.
Đồng thời Mỹ là thị trường kiểm duyệt thực phẩm chức năng rất gắt gao, nghiêm ngặt, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng tuyệt đối mới được đưa ra thị tường và xuất khẩu ra nước ngoài.
Khách hàng nói gì về BoniDiabet +?
Sau hơn 10 năm lưu hành trên thị trường, BoniDiabet + đã và đang được đông đảo bệnh nhân tiểu đường tin tưởng lựa chọn. Mời bạn đọc theo dõi những chia sẻ, đánh giá của khách hàng đã sử dụng BoniDiabet + dưới đây nhé:
Chú Trịnh Xuân Thanh (68 tuổi) ở tổ 1, p.Quảng Phú, Quảng Ngãi.
Chú Trịnh Xuân Thanh - 68 tuổi
“Năm 2005, chú phát hiện mình bị tiểu đường typ 2, đường huyết lúc đó là 16 mmol/l. Chú uống thuốc tây theo đơn của bác sĩ kết hợp chế độ ăn kiêng nhưng đường huyết chỉ giảm xuống 9 mmol/l mà không về được mức an toàn. Chân tay cứ tê buốt, khó chịu. Càng ngày chú càng thấy mệt mỏi, đau ngực và có khi không thể thở được. Năm 2008, chú đã bị biến chứng nhồi máu cơ tim do tiểu đường, phải nằm viện cả năm trời.”
“May mắn chú biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng. Sau 3 tháng, đường huyết của chú đã giảm về mức 6.4mmol/l. Đặc biệt chú thấy người khỏe lắm, tình trạng tê buốt chân tay hết hẳn. Đi khám bác sĩ thấy đường huyết ổn định nên giảm cho chú một nửa liều thuốc tây rồi. Đến nay chú đã dùng BoniDiabet + được 5 năm, đường huyết lúc nào cũng chỉ khoảng 6.5 mmol/l và không thấy xuất hiện thêm biến chứng nào nữa.”
Chú Lê Văn Hưởng 56 tuổi, ở số 85, ngách 22 ngõ 124, đường Âu Cơ, Hà Nội, điện thoại: 034 689 7360
Chú Lê Văn Hưởng - 56 tuổi
“Năm 2015 chú có những triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều lần, chân tay nhức mỏi, ăn uống tốt nhưng người luôn mệt mỏi, da dẻ xanh xao nên chú đi khám thì phát hiện tiểu đường typ 2, đường huyết đã lên đến 10.2 mmol/L. Chú dùng thuốc tây rất đều đặn kết hợp chế độ ăn uống kiêng khem nhưng đường huyết vẫn ở ngưỡng cao khoảng 9.8 mmol/L, chưa bao giờ hạ được đến mức an toàn. Chú lo lắm”.
“Rồi cơ may chú gặp được BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng kết hợp thuốc tây. Sau 4 tháng sử dụng, đường huyết của chú đã giảm chỉ còn trên dưới 6 chấm. Dùng thuốc tây đã hơn 1 năm nhưng chưa bao giờ mức đường huyết của chú hạ về được ngưỡng như thế. Bác sĩ thấy đường huyết ổn định nên đã giảm bớt liều thuốc tây cho chú rồi. Từ ngày dùng BoniDiabet + chú thấy người luôn khỏe khoắn, không còn tình trạng khát nước, tiểu nhiều, chân tay nhức mỏi như trước nữa. Chú cảm ơn BoniDiabet + nhiều lắm!”
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường typ 2 để kiểm soát tốt bệnh và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả, đồng thời biết thêm giải pháp BoniDiabet + toàn diện cho người bệnh. Mọi thắc mắc về căn bệnh tiểu đường typ 2 hay sản phẩm BoniDiabet + xin liên hệ theo số tổng đài miễn phí 18001044 để được tư vấn cụ thể.
XEM THÊM:
- Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì để kiểm soát đường huyết
- BoniDiabet có giúp giảm được chỉ số HBA1C?