Ở bài viết này chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về 3 phương pháp tiêm insulin hiện đại cho người bệnh tiểu đường: truyền insulin liên tục dưới da, cấy bơm insulin dưới da, tụy nội tiết nhân tạo.
Truyền insulin liên tục dưới da (CSII)
Phương pháp truyền insulin liên tục bằng bơm tiêm tự động thường áp dụng đối với bệnh nhân nặng nằm tại viện để đạt được hiệu quả kiểm soát glucose trong máu tốt nhất. Trên cơ sở đó thì bơm tiêm insulin tự động dưới da thường được áp dụng đối với những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 khó quản lý đường huyết.
Hệ thống truyền insulin dưới da là một máy nhỏ chạy bằng pin, trong đó có 1 bơm tiêm chứa insulin nối với 1 dây truyền nhỏ và kim tiêm, liều lượng insulin được cài đặt sẵn. Máy có hệ thống báo hiệu khi pin yếu hoặc hệ thống kim và dây truyền bị tắc hoặc hết insulin. Trước khi ăn bệnh nhân cần bấm vào nút để khởi động máy.
Cố định máy vào thành bên của bụng bằng băng keo, sát trùng chỗ chọc kim. Kim của máy thường là loại kim nhỏ như kim bướm mà người bệnh hoàn toàn có thể tự làm được.
Sau khi chọc kim đúng vị trí, cố định kim bằng băng keo thì có thể bấm nút khởi động máy. Vị trí của kim có thể thay đổi ngày 2-3 lần hoặc vài ngày tùy thuộc vào tình trạng của chỗ đặt kim.
4 Chú ý khi sử dụng thiết bị truyền insulin liên tục dưới da:
+ Thường khởi động máy trước bữa ăn từ 15-45 phút.
+ Liều lượng truyền insulin khoảng 1,1 UI/ giờ, tương đương với nửa liều insulin bệnh nhân vẫn tiêm hằng ngày.
+ Đa số chuyên gia khuyên chỉ nên dùng insulin nhanh.
+ Nên kiểm tra glucose máu mao mạch trước ăn và sau ăn 2 giờ để điều chỉnh liều insulin cho phù hợp.
Ưu điểm của thiết bị CSII:
+ Đây là hệ thống tiêm truyền insulin thuận lợi, dễ thực hiện đối với bệnh nhân nội trú và ngoại trú.
+ Giúp duy trì nồng độ đường huyết trong giới hạn bình thường tốt hơn phương pháp tiêm dưới da. Nhiều nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy rằng phương pháp này giúp người bệnh kiểm soát đường máu ổn định trong nhiều tháng theo dõi, mỡ máu giảm rõ rệt sau vài tháng và rất ít gặp tai biến.
+ Bệnh nhân chỉ cần thao tác đơn giản, ít phải chọc kim nhiều lần như tiêm insulin. Người bệnh có thể mang máy để sinh hoạt và hoạt động bình thường. Phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi tại Anh và Bắc Mỹ hàng chục năm nay.
Các tác dụng phụ có thể gặp phải:
+ Hạ glucose máu: rất hiếm khi gặp.
+ Nhiễm trùng vị trí chọc kim, teo tổ chức mỡ dưới da do chọc kim nhiều lần 1 chỗ và để kim lưu lại quá lâu.
+ Tai biến: ít gặp và chủ yếu là do máy bị hỏng hóc, bảo quản kém hoặc liên quan đến pin, kim, bơm tiêm insulin.
Xem thêm: Có BoniDiabet, tôi đã bỏ gần hết cả thuốc tây và insulin
Cấy bơm insulin dưới da
Dựa trên những hạn chế nhiều mặt của phương pháp CSII như đã nêu ra ở phần 1 thì các chuyên gia đã nghiên cứu phương pháp mới là phương pháp cấy bơm insulin vào dưới thành bụng.
Năm 1980, Schade và cộng sự đã tiến hành ca cấy đầu tiên cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 tại Albuquerque – New Mexico. Sau đó các ca tiếp theo được thực hiện ở Vienna – Áo và Munich – Đức. Tất cả các nghiên cứu này đều sử dụng hệ thống điều khiển bơm tự động đã được cài đặt chương trình cung cấp insulin nền theo bữa ăn.
Về sau nhờ nền công nghiệp đã ra đời nhiều loại bơm insulin hiện đại hơn. Hãng Siemens đã cho ra đời hệ thống máy Promedos IP1:
+ Máy gồm 2 ngăn, 1 ngăn chứa insulin, 1 ngăn chứa dung dịch làm lạnh mà ở nhiệt độ của cơ thể sẽ biến thành hơi.
+ Khi biến thành hơi sẽ tạo nên một áp lực bên dưới có tác dụng đẩy insulin từ ngăn chứa liên tục được truyền vào máu.
Kỹ thuật thực hiện:
+ Máy được đặt chế độ bơm insulin theo số lượng đơn vị theo giờ tùy theo bệnh nhân.
+ Vị trí chọn đặt máy thường là vị trí ¼ trên bên trái thành bụng hoặc ở thành ngực.
+ Quá trình phẫu thuật đặt máy phải được gây mê.
+ Một đầu catheter đặt vào tĩnh mạch chủ bụng.
+ Bể chứa insulin của máy luôn được làm đầy bởi catheter xuyên qua da được nối với khớp nối để cung cấp insulin vào từ ngoài vào khi cần thiết.
Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp:
+ Có tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường tuyp 1.
+ Thể bệnh tiểu đường tuýp 1 không ổn định (thể Brittle).
+ Bệnh lý thần kinh ngoại vi nặng.
+ Bệnh tiểu đường loại 2 giai đoạn cần insulin (thể bệnh này đã có nghiên cứu trên các bệnh nhân cấy máy trong vòng 38 tháng cho thấy kết quả kiểm soát đường huyết tốt và không có biến chứng tiểu đường nào được ghi nhận)
Chi phí điều trị: bệnh nhân không phải nằm viện, giá đặt máy là 7000 USD vào năm 1990. Hiện nay chi phí khoảng 4300 USD. Tuy nhiên trong quá trình điều trị còn phải chi phí cho việc thay các catheter và các y tá chuyên ngành, bác sĩ chăm sóc hằng ngày.
Những biến chứng có thể gặp phải khi cấy bơm insulin dưới da:
+ Biến chứng do phẫu thuật không đáng kể. Trong 100 trường hợp đặt máy chỉ có 8 trường hợp chảy máu, 1 trường hợp nhiễm trùng, 2 trường hợp bị sẹo xơ vùng vết mổ.
+ Nhiễm toan ceton: tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các phương pháp dùng insulin khác.
Xem thêm: Tại sao đường huyết đói thấp mà vẫn bị biến chứng
Tụy nội tiết nhân tạo
Năm 1964, Kadish lần đầu tiên nghiên cứu chế tạo máy tự điều chỉnh liều insulin theo nồng độ glucose trong máu.
Năm 1974, Albisser và cộng sự chế tạo máy tụy nhân tạo hoàn chỉnh với nguyên lý hoạt động cơ bản như sau:
+ Một ống thông đặt vào tĩnh mạch ngoại vi dẫn máu qua máy phân tích nồng độ glucose được cài đặt sẵn 1 phút 1 lần.
+ Kết quả nồng độ glucose được đưa vào hệ thống máy tính đã lập trình sẵn, máy tính sẽ tính toán lượng insulin cần thiết và kích hoạt bơm đưa insulin vào máu qua đường tĩnh mạch khác.
Hiện nay, hệ thống tụy nội tiết nhân tạo thường chỉ được áp dụng tại các bệnh viện lớn và các trung tâm điều trị tích cực.
BoniDiabet - Sự lựa chọn an toàn cho bệnh tiểu đường
Với thành phần hoàn hảo gồm có nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, selen, crom cùng với những thảo dược như dây thìa canh, mướp đắng, lô hội, hạt methi, Bonidiabet không những giúp làm hạ và ổn định đường huyết, giúp hạ mỡ máu mà còn giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt thần kinh.
BoniDiabet được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà đông, hiệu quả tốt và khá lên tới 96.67% và không có tác dụng phụ trong quá trình kiểm nghiệm.
BoniDiabet - Không lo biến chứng tiểu đường
Trên đây là các phương pháp kiểm soát mới nhất cho người tiểu đường bằng insulin. Các bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng phù hợp với từng hoàn cảnh và điều kiện cho phép.