Bệnh tiểu đường (đái tháo đường): Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả

Cập nhập: Thứ tư, 18/12/2019

         Bạn có biết, tiểu đường là căn bệnh gây tử vong cao thứ 3 sau tim mạch và ung thư. Điều đáng sợ là Việt Nam hiện nay có tới 3.5 triệu người mắc bệnh và con số này tiếp tục tăng lên 5.5% mỗi năm. Đặc biệt, trong số đó có tới 69.9% bệnh nhân tiểu đường không biết mình bị bệnh và chỉ phát hiện ra khi đã có biến chứng nặng. Vì thế không khó hiểu khi tại sao tiểu đường lại được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho các bạn về căn bệnh đáng sợ này để chúng ta có thể phòng tránh hoặc chung sống hòa bình với nó.

 

Nội dung bài viết:

  1. Bệnh tiểu đường là gì?
  2. Phân loại bệnh tiểu đường
  3. Đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường
  4. Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường
  5. Triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường
  6. Chẩn đoán bệnh tiểu đường
  7. Biến chứng của bệnh tiểu đường
  8. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

               - Kiểm soát đường huyết không dùng thuốc

               Điều trị tiểu đường bằng thuốc

 

 

1. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat dẫn tới lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường. Khi hóc-môn insulin do tuyến tụy sản sinh bị thiếu hoặc không làm được nhiệm vụ chuyển hóa đường, làm cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao, và các tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động.

Hay nói đơn giản hơn, khi bị bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không thể chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm bạn ăn hàng ngày một cách hiệu quả để tạo năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu và khi tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn tới làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, gây tổn thương các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác.

 

2. Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có 3 loại chính là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1: diễn ra khi tuyến tụy không thể sản xuất được insulin và cơ thể bị thiếu insulin, do đó sẽ khiến đường không được chuyển hóa và ứ đọng trong máu. Đối tượng bị đái tháo đườngtuýp 1 thường là trẻ em và người trẻ tuổi.
  • Tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2 xảy ra khi cơ thể vẫn sản xuất được insulin nhưng lại không chuyển hóa được đường trong máu. Trước đây, tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng những năm gần đây cả người trẻ tuổi hơn lẫn trẻ em cũng bị bệnh này.
  • Tiểu đường (đái tháo đường) thai kỳ: là trường hợp bệnh tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ ở giai đoạn mang thai mà trước đây người này chưa từng bị tiểu đường bao giờ và thường sẽ hết khi kết thúc thai kỳ.  Tuy nhiên tỷ lệ bị tiểu đường về sau của những người này thường cao hơn người khác nên phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên có kế hoạch để phòng ngừa khả năng bị tiểu dường trong tương lai.

Trong 3 loại trên thì hiện nay khoảng 95% người bị tiểu đường trên thế giới là tiểu đường tuýp 2 vì thế trong bài viết này sẽ tập trung chủ yếu tới những đối tượng này.


Xem thêm: 5 lời khuyên vàng phòng bệnh tiểu đường

3. Đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường (đái tháo đường)

Những ai có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2, liệu mình có thuộc đối tượng đó không? – Đây hẳn là thắc mắc không phải của ít người. Nhiều người thường lầm tưởng rằng, chỉ có người lớn, có tuổi mới bị tiểu đường nhưng thực ra tiểu đường có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, kể cả là trẻ em. Tuy nhiên, khoa học đã thống kê được những đối tượng sau dễ bị đái tháo đường tuýp 2:

 

 

  • Những người trên 45 tuổi.
  • Những người thừa cân, béo phì, có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ).
  • Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột) đã mắc bệnh đái tháo đường.
  • Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, sảy thai, đái tháo đường thai nghén, sinh con to ≥ 4kg).
  • Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg).
  • Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói.
  • Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ
  • Tăng triglyceride (mỡ) máu.
  • Chế độ ăn nhiều chất béo.
  • Uống nhiều rượu.
  • Ít vận động thể lực.

 

4. Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Như chúng ta đã biết, Glucose là nguồn năng lượng nuôi sống các tế bào của cơ bắp, mơ, não bộ và cơ thể chỉ hấp thụ được glucose thông qua quá trình chuyển hóa glucose dưới sự hỗ trợ của hormone insulin. Nếu quá trình này gặp vấn đề thì glucose sẽ không được cơ thể hấp thụ mà chuyển thẳng vào máu, khi tình trạng này không được cải thiện thì lượng đường trong máu tăng cao dẫn tới tiểu đường. Cụ thể:

 

 

  • Nguyên nhân dẫn tới tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân chính xác dẫn tới tiểu đường tuýp 1 chưa rõ ràng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường. Vì thế, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn tới tiểu đường tuýp 1 là do di truyền.
  • Nguyên nhân dẫn tới tiểu đường tuýp 2: Theo các chuyên gia, ở những người bị tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu dẫn tới bệnh. Và các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính là do môi trường, lối sống, sinh hoạt thiếu khoa học như bỏ bữa sáng, ăn nhiều đường, bột, thực phẩm đựng trong đồ nhựa, thức ăn nhanh, ít rau xanh, lười vận động, hút thuốc lá và uống rượu bia nhiều…
  • Nguyên nhân dẫn tới tiểu đường thai kỳ: Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn. Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lưỡng đường vẩn chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

 

5. Triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường

Triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường chỉ là đường huyết tức glucose trong máu tăng cao hơn bình thường điều này chỉ có thể nhận biết qua định lượng đường huyết trong máu. Còn lại hầu như ở thời điểm ban đầu, người bệnh đều không nhận thấy có triệu chứng gì đặc biệt. Và chỉ đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng và khó điều trị thì chúng ta mới thấy các dấu hiệu sau:

  • Đói, kiệt sức và mệt mỏi: Bởi bình thường, cơ thể bạn sẽ chuyển thức ăn bạn ăn thành glucose và sau đó tế bào sẽ sử dụng glucose này thành năng lượng. Nhưng khi bị tiểu đường, cơ thể bạn không tạo đủ insulin hoặc kháng lại insulin khiến glucose không vào được tế bào và bạn không có năng lượng. Điều này khiến bạn bị đói và mệt mỏi hơn bình thường.
  • Tiểu nhiều và khát nước:  Một người bình thường phải đi tiểu từ 7-8 lần trong 24 giờ, còn những bệnh nhân tiểu đường thì phải đi nhiều hơn. Bởi bình thường, cơ thể sẽ tái hấp thu đường khi nó đi qua thận, nhưng ở những người tiểu đường, lượng đường trong máu quá cao khiến thận không thể tái hâp thu được hết. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và mất nước. Điều này khiến những người bị tiểu đường thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều hơn và trong nước tiểu có đường (nếm nước tiểu có vị ngọt hoặc có kiến bu vào bãi nước tiểu).
  • Khô miệng và ngứa da: Bởi vì cơ thể bạn đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, nên độ ẩm cho những thứ khác sẽ ít hơn. Bạn có thể bị mất nước, và miệng của bạn có thể cảm thấy khô. Da khô có thể làm bạn ngứa.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Khi bị tiểu đường, cơ thể không thể lấy năng lượng từ thức ăn chính vì thể chúng sẽ lấy năng lượng từ cơ bắp và chất béo, điều đó sẽ khiến bạn giảm cân không kiểm soát.

Ngoài ra, người bị tiểu đường có thể gặp hoặc không một số triệu chứng sau:

  • Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Mờ mắt
  • Khô miệng
  • Nhiễm nấm men hoặc nấm candida;
  • Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.
  • Chậm lành vết loét hoặc vết cắt

 

Xem thêm: Triệu chứng của bệnh đái tháo đường

 

6. Chẩn đoán bệnh tiểu đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:

a. Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L).

 Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ), hoặc:

b.  Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.

c.  HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

d.  Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, c ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.

Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán tiểu đường.

 

7. Biến chứng bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Các biến chứng của bệnh tiểu đường được phân chia thành 2 cấp

  1. Biến chứng cấp tính

Xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn do tăng hoặc hạ đường huyết khiến bệnh nhân rơi vào hôn mê gây tổn thương não thậm chí là tử vong.

  1. Biến chứng mạn tính
  • Biến chứng tim mạch: Đây là biến chứng nguy hiểm gây tử vong cao nhất ở người đái tháo đường. Tăng đường huyết có thể gây bệnh lý động mạch vành dẫn tới nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Biến chứng thận: Đường huyết tăng cao gây tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn tới thận hoạt động kém hiệu quả, thậm chí là suy thận
  • Biến chứng thần kinh ngoại vi: Đường huyết tăng cao gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể, dẫn tới những ảnh hưởng về tiêu hóa, rối loạn cương dương và các chức năng khác. Đặc biệt tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng trên bàn chân như đau, ngứa, mất cảm giác, điều này sẽ khiến bạn mất chú ý với các chấn thương, dễ dẫn tới nhiễm trùng nặng và có thể phải cắt cụt chi.

 

 

  • Biến chứng võng mạc: Hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa.

 

Xem thêm:  Biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường

 

8. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

8.1 Kiểm soát đường huyết không dùng thuốc.

Kiểm soát đường huyết không dùng thuốc chính là thay đổi hành vi, lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống cho phù hợp, chỉ cần làm đúng thì chúng ta có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 hoặc kiểm soát tốt nếu đã mắc bệnh.

Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp:

Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới đã tổng hợp và đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa mắc tiểu đường:

  • Chọn nước, cà phê hoặc trà thay vì chọn nước ép trái cây có đường, ngọt, nước ngọt hoặc đồ uống có đường khác.
  • Ăn ít nhất 3 suất rau mỗi ngày.
  • Ăn tối đa 3 suất trái cây tươi mỗi ngày.
  • Chọn một miếng trái cây tươi hoặc sữa chua không đường cho bữa ăn nhẹ.
  • Hạn chế đồ uống có cồn.
  • Chọn thịt nạc trắng, thịt gia cầm hoặc hải sản thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.
  • Chọn bơ đậu phộng thay vì chọn sô cô la hoặc mứt.
  • Chọn bánh mì, gạo hoặc mỳ ống nguyên cám thay vì bánh mì trắng, gạo hoặc mì ống.
  • Chọn chất béo không no (dầu ô liu, dầu canola, dầu ngô, hoặc dầu hướng dương) thay vì chất béo bão hòa ( bơ, chất béo động vật dầu dừa hoặc dầu cọ)

 

 

Chế độ luyện tập thể lực:

  • Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập. không luyện tập gắng sức khi glucose huyết tương > 250-270mg/dL và ceton niệu dương tính
  • Đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần ( 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần ( nâng tạ,..)
  • Người già, người đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày. Người trẻ nên tập khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.

 

Xem thêm:  Liều mạng như dùng chung đơn thuốc đái tháo đường

 

8.2. Điều trị tiểu đường bằng thuốc

+ Thuốc hạ đường huyết tây y: Được sử dụng cho người bệnh đái tháo đường tuýp 2, giúp làm giảm lượng đường trong máu nhờ kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin; giảm sản xuất glucose tại gan hay giảm hấp thu glucose từ đường tiêu hóa… Tuy nhiên các thuốc này thường gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như gây hạ đường huyết quá mức, dị ứng thuốc, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan, suy thận, giữ nước (đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân suy tim).

+ Insulin: được chỉ định điều trị bắt buộc đối với người bệnh đái tháo đường tuýp 1, với người bệnh tuýp 2, nếu không đáp ứng tốt với các thuốc hạ đường huyết hoặc tiểu đường thai kỳ cũng được chỉ định dùng insulin để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

+ Các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên: Đây là phương pháp phổ biến hiện nay bởi tính an toàn và hiệu quả. Nhưng người bệnh hiện nay đa phần chỉ biết tới một số loại thảo dược như dây thìa canh, hạt methi… mà không biết tới một thành phần cực kỳ quan trọng với người bệnh tiểu đường đó là nguyên tố vi lượng – bởi đây mới là chìa khóa để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Những nguyên tố vi lượng quan trọng phải kể tới là:

  • Mg:

 Theo nghiên cứu của bác sĩ Ruy Lopez-Ridaura và các cộng sự làm việc tại bộ môn dinh dưỡng, trường y tế cộng đồng đại học Harvard về mối liên quan giữa chế độ ăn giàu magie và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2, những người có chế độ ăn giàu magie sẽ giảm nguy cơ gặp biến chứng của tiểu đường typ 2 so với những người có chế độ ăn nghèo magie

Những nghiên cứu y học chỉ ra rằng:  Magie tham gia vào quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu.  Tham gia và sự phân hủy glucose, acid béo và các acid amin trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp lipid và protein giúp quá trình tạo xương , đảm bảo tính bền vững trong dẫn truyền và sự co cơ. Từ đó có tác dụng giúp điều hòa hàm lượng đường trong máu, ổn định huyết áp.

  • Kẽm, chrom:

Nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ Richard A. Anderson, làm việc tại phòng thí nghiệm chức năng, trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng BeltSville, USDA, ARS, Belt Sville, MD về vai trò của kẽm và chrom đối với bệnh nhân tiểu đường đã chứng minh:  kẽm và chrom có tác dụng giúp giảm đường huyết, tăng độ nhạy insulin ở bệnh nhân tiểu đường, hạn chế các biến chứng trên tim mạch, võng mạc

  • Selen:

Nghiên cứu của các bác sĩ Murat Ayaz, Belgin Can, Semir Ozdemir, Belma Turan làm việc tại khoa sinh học đại học AnKaRa Thổ Nhĩ Kỳ về vai trò của selen trong việc giúp kiểm soát đường huyết và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là biến chứng trên tim. Nghiên cứu chỉ ra rằng, Selen có tác dụng giúp kiểm soát đường huyết, ngăn chặn các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu.

Hiện nay trên thị trường chỉ có duy nhất TPCN BoniDiabet của Mỹ và Canada do công ty Botania phân phối là có chứa các nguyên tố vi lượng trên trong thành phần, đồng thời BoniDiabet cũng bổ sung thêm các thảo dược như dây thìa canh, mướp đắng, lô hội, hạt methi… Vì thế BoniDiabet rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, giúp giảm đường huyết, cholesterol và lipid máu. BoniDiabet đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông, hiệu quả tốt và khá lên tới 96.67% và không có tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

Kết luận: Trên đây là toàn bộ những thông tin từ A-Z của bệnh tiểu đường mà mọi người có thể tham khảo, hi vọng bài viết đã mang tới nhiều thông tin hữu ích cho các bạn. Nếu có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc cần được tư vấn hoặc giải đáp, các bạn có thể gọi theo số điện thoại 1800.1044 – 0984.464.844 giờ hành chính.

 

Bài viết cùng chủ đề

Ăn hoa quả ngọt có bị tiểu đường không?

Có nhiều người băn khoăn: “Ăn hoa quả ngọt có bị tiểu đường không?”. Để giải đáp cho câu hỏi đó, xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết sau!

Để tiểu đường không còn là nỗi lo của mọi người

Cô An Thị Lễ, 60 tuổi, ở 54A, Lộ Đức, Du Sinh, p5, thành phố Đà Lạt. 

Hà Nội: BoniDiabet- phương thức hữu hiệu cho bệnh tiểu đường

Bác Nghiêm Phúc Hậu, 63 tuổi, ở địa chỉ 62 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 chỉ chiếm 5-10% trong tổng số bệnh nhân mắc tiểu đường nhưng chúng lại vô cùng nguy hiểm. Vậy bạn đã biết gì về bệnh trên?

Biến chứng tiểu đường gây mù mắt - Đừng chủ quan!

Tại sao biến chứng tiểu đường gây mù mắt? Biện pháp phòng ngừa tối ưu là gì? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, các bạn đừng bỏ lỡ nhé! 
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi