Mục lục [Ẩn]
Lipid (chất béo) từng được xem là chất không tốt trong dinh dưỡng, cần hạn chế hoặc tránh sử dụng để ngăn ngừa tăng cân và các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch và tiểu đường. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại lipid đều xấu, thậm chí một số loại lipid đã được chứng minh là có vai trò quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Vậy cụ thể lipid là gì? Có những loại lipid nào? Chúng có vai trò ra sao đối với người bệnh tiểu đường? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau, đừng bỏ lỡ nhé!
Lipid (chất béo) có thực sự xấu?
Lipid là gì? Vai trò của lipid với cơ thể
Lipid là những hợp chất sinh học không tan trong nước, phần lớn là este giữa acid béo và ancol, giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của con người. Cụ thể:
Lipid tham gia cấu thành nên các tổ chức
Màng tế bào vốn là một lớp mỡ do lipid, cholesterol và glucolipid... hợp thành. Các mô thần kinh và tủy não cũng có chứa lipid và glucolipid.
Lipid duy trì nhiệt độ và bảo vệ cơ thể
Lipid là thành phần không được phân bố đều trong cơ thể, chúng tập trung chủ yếu ở các tổ chức dưới da, tạo thành lớp mỡ dự trữ mà cơ thể có thể sử dụng khi cần thiết. Lipid còn bao quanh phủ tạng, đóng vai trò giống như một lớp bảo vệ, hạn chế tác động của quá trình va chạm, giúp giữ phủ tạng ở đúng vị trí của chúng.
Sự tích tụ lipid ở dưới da giúp ngăn ngừa sự mất nhiệt của cơ thể, đồng thời cũng giúp hấp thu nhiệt lượng từ môi trường bên ngoài, ngăn không cho lượng nhiệt đó truyền vào trong cơ thể.
Lipid giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu
Vitamin được phân chia thành 2 nhóm chính là loại tan trong dầu và loại tan trong nước. Nếu những vitamin tan trong nước có thể dễ dàng hấp thu vào cơ thể qua đường tiêu hóa thì những vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K cần có sự tham gia của các chất béo để hòa tan và hấp thu.
Lipid thúc đẩy quá trình hấp thu các vitamin tan trong dầu
Lipid tham gia vào thành phần một số hormone quan trọng
Lipid tham gia vào thành phần một số hormone loại steroid quan trọng của cơ thể như hormone cortisol, testosterone…
Lipid cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể
Lipid (chất béo), glucid (chất bột/đường) và protein (chất đạm) là 3 nguồn dinh dưỡng quan trọng, cung cấp năng lượng cho hoạt động của mọi tế bào trong cơ thể. Trong đó, 1g chất bột đường sinh 4 kcal năng lượng, 1g protein cung cấp 4 kcal năng lượng, 1g lipid cung cấp 9 kcal.
Nguồn dinh dưỡng nào cung cấp nhiều năng lượng nhất?
Như vậy, lipid chính là nguồn dinh dưỡng cung cấp nhiều năng lượng nhất cho cơ thể.
Nhu cầu lipid của người khỏe mạnh
Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, họ cần cung cấp năng lượng thông qua 3 nguồn dinh dưỡng với một tỷ lệ hợp lý, cụ thể là:
- Glucid (chất bột đường) chiếm 65% tổng năng lượng khẩu phần ăn.
- Protein (chất đạm) chiếm 12 - 14% tổng năng lượng khẩu phần ăn.
- Lipid (chất béo) chiếm 18 - 20% tổng năng lượng khẩu phần ăn.
Nhu cầu lipid của người bệnh tiểu đường
Đối với người bệnh tiểu đường, họ cần giảm lượng glucid đưa vào cơ thể nhằm hạn chế tình trạng tăng đường huyết. Chính vì vậy, tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày có sự thay đổi nhất định. Cụ thể, nhu cầu năng lượng của người tiểu đường có thể được tính theo công thức sau:
Lượng calo trong 1 ngày = 25 - 30 Kcal/kg * trọng lượng cơ thể
Ví dụ, một người bệnh tiểu đường nặng 60kg sẽ cần cung cấp khoảng 1500 - 1800Kcal, trong đó:
- Chất bột/đường cung cấp 50 - 60% (người bình thường là 65%) tổng năng lượng khẩu phần ăn.
- Chất đạm (protein) cần cao hơn người bình thường và nên đạt 15 - 20% năng lượng khẩu phần (người bình thường là 12 - 14%).
- Chất béo (lipid) nên chiếm 25% tổng năng lượng khẩu phần ăn (người bình thường là 18 - 20%) và không nên vượt quá 30%.
Như vậy, đối với người tiểu đường, họ cần bổ sung nhiều lipid hơn so với người bình thường để bù đắp lại lượng năng lượng bị hao hụt cung cấp từ nguồn chất bột/đường.
Người bệnh tiểu đường nên cung cấp lipid từ nguồn thực phẩm nào?
Khi nhắc đến chất béo, nhiều người e ngại rằng chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch vì làm tăng lượng cholesterol, cũng như khiến cơ thể thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, quan niệm này chỉ đúng một phần, bên cạnh những chất béo xấu (chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa), vẫn còn loại chất béo tốt cho sức khỏe hay còn gọi là chất béo không bão hòa.
Lựa chọn nguồn cung cấp lipid tốt cho sức khỏe
Nguồn cung cấp lipid xấu
- Chất béo bão hòa:
Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa có thể làm gia tăng tổng lượng cholesterol và tăng lượng cholesterol LDL (cholesterol có hại), hình thành nên các mảng xơ vữa trong lòng động mạch ở tim và nhiều nơi khác trong cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, điều này cực kỳ nguy hiểm đối với người bệnh tiểu đường.
Chất béo bão hòa tồn tại chủ yếu trong một số thực phẩm:
- Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt chó…
Thịt đỏ chứa rất nhiều chất béo bão hòa
- Thịt gà và các loại thịt gia cầm
- Các sản phẩm chứa sữa nguyên chất như sữa, phô mai và kem…
- Trứng
- Dầu cọ, dầu dừa
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), người dân không nên tiêu thụ quá 5% lượng calo hàng ngày từ chất béo bão hòa.
- Chất béo chuyển hóa (chất béo Trans):
Chất béo chuyển hóa được tìm thấy chủ yếu ở trong các thực phẩm chế biến sẵn, một phần nhỏ được tìm thấy trong thịt và sữa. Chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ bởi chúng làm tăng LDL (một loại cholesterol có hại) và làm giảm lượng HDL (một cholesterol tốt).
Một số thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa:
- Bơ thực vật
- Các thực phẩm chiên trong dầu
Đồ ăn chiên rán chứa nhiều chất béo chuyển hóa
- Bánh bông lan, bánh quy, bánh nướng…
Chất béo chuyển hóa được đánh giá là có hại tới sức khỏe hơn cả chất béo bão hòa. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, lượng calo mỗi ngày đến từ chất béo chuyển hóa không nên nhiều hơn 1% tổng lượng calo.
Nguồn cung cấp lipid tốt cho cơ thể
Lipid tốt cho sức khỏe hay còn gọi là chất béo không bão hòa, bao gồm 2 loại: chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa.
- Chất béo không bão hòa đơn:
Loại lipid này làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) mà không ảnh hưởng tới lượng cholesterol tốt (HDL), nhờ vậy mà chất béo không bão hòa đơn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong chế độ ăn hàng ngày nhằm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh tim mạch.
Với người bệnh tiểu đường, chất béo không bão hòa đơn sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, đồng thời còn giúp tạo cảm giác no, kiểm soát cơn thèm ăn và cải thiện tình trạng đề kháng insulin.
Bạn có thể tìm thấy chất béo không bão hòa đơn trong một số thực phẩm như:
- Quả bơ
- Dầu oliu, dầu cải và dầu đậu phộng
- Hạnh nhân, quả phỉ, quả hồ đào…
Dầu oliu được xem là loại dầu tốt nhất cho sức khỏe
- Chất béo không bão hòa đa:
Tiêu biểu nhất là Omega-3, loại lipid này vừa làm giảm cholesterol xấu vừa làm tăng cholesterol tốt. Do đó omega-3 có tác dụng rất tích cực với hệ tim mạch cũng như sức khỏe của người tiểu đường .
Mỡ cá là chất béo động vật duy nhất tốt cho sức khỏe
Omega-3 thường được tìm thấy trong các loại cá hoặc mỡ cá hồi, cá trích, cá mòi và cá thu.
Như vậy, lựa chọn nguồn thực phẩm cung cấp lipid hợp lý sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể nói chung và sức khỏe hệ tim mạch nói riêng. Điều này đặc biệt quan trọng với người bệnh tiểu đường, bởi họ có nguy cơ phải đối diện với biến chứng tim mạch - đây là nguyên nhân chiếm tới 80% tỉ lệ tử vong ở người tiểu đường.
Cơ chế gây biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường
Cơ chế quan trọng nhất là lượng đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ gây tổn thương và làm rối loạn chức năng của các tế bào nội mạc mạch máu. Lớp nội mạc là lớp tế bào trong cùng của thành mạch, nơi tiếp xúc trực tiếp giữa thành mạch và các thành phần của máu. Khi chức năng nội mạc bị rối loạn, nó sẽ làm cho các phân tử lipid xấu dễ dàng lắng đọng, hình thành mảng xơ vữa, hoặc làm cho các mảng xơ vữa đã hình thành tiến triển nhanh hơn dẫn đến hẹp dần lòng mạch, gây nên các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não… đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng người bệnh.
Cơ chế gây biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường
Chính vì vậy, để phòng ngừa biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường, cần thực hiện đồng thời hai điều: hạ, ổn định đường huyết và hạ lipid máu.
BoniDiabet + - Giúp hạ, ổn định đường huyết và lipid máu
BoniDiabet + - 1 “mũi tên” trúng 2 “đích”
BoniDiabet + giúp hạ đường huyết và lipid máu nhờ 5 loại thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, lô hội, quế.
Dây thìa canh tác dụng lên cả 4 cơ chế gây tăng đường huyết, giúp giảm đường huyết hiệu quả hơn, đó là: ức chế hấp thu glucose ở ruột, giảm tân tạo đường tại gan, tăng sản xuất và tăng hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường tại mô cơ.
Dây thìa canh cũng đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng làm tăng bài tiết cholesterol qua đường phân, giảm cholesterol huyết thanh và triglycerides, hạ LDL, giảm lipid trong máu và trong gan.
Dây thìa canh
Mướp đắng có tác dụng trong việc giảm lipid máu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, mướp đắng còn có thể kích thích bài tiết insulin, có tác dụng trong việc giảm lượng đường trong máu.
Để tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết ổn định, giúp phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh, BoniDiabet + còn được bổ sung trong thành phần thêm các nguyên tố vi lượng, dưỡng chất như: kẽm, crom, magie, selen, acid alpha lipoic, acid folic, vitamin C.
BoniDiabet + đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả thu được là có tới 96.67% bệnh nhân có kết quả tốt và khá sau khi sử dụng sản phẩm.
Một chế độ ăn cân đối các thành phần glucid, protein, lipid cùng với sử dụng sản phẩm BoniDiabet + sẽ là chìa khóa giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát hiệu quả căn bệnh của mình, phòng ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng tim mạch. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cám ơn các bạn đã đón xem!
XEM THÊM: