Mục lục [Ẩn]
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng bởi bệnh sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như nắm được một số phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Phân loại bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường được chia ra làm 3 loại chính là tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Dưới đây là một số biểu hiện giúp người bệnh có thể phân biệt rõ ràng bản thân mình đang thuộc tiểu đường loại nào.
Theo thống kê thì hiện nay số người được chẩn đoán mắc phải bệnh tiểu đường type 1 đang chiếm khoảng 10%, đối tượng bị bệnh tiểu đường type 1 chủ yếu là trẻ em, thanh niên dưới 20 tuổi và người trưởng thành.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường type 1 là do các tế bào tuyến tụy trong cơ thể bị phá hủy và không còn khả năng sản sinh ra insulin, nếu mắc phải trường hợp này thì người bệnh sẽ phải sống chung với nó suốt đời và phải liên tục tiêm insulin vào trong cơ thể.
Những người bị tiểu đường type 2 là do cơ thể bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose.
Tiểu đường type 2 là trường hợp dễ mắc phải nhất với tỷ lệ người bệnh lên đến khoảng 90-95%. Trong đó, độ tuổi dễ mắc phải bệnh tiểu đường type 2 chính là những người trên 30 tuổi, tuy tiểu đường type 2 rất phổ biến nhưng lại khó phát hiện vì ít xuất hiện triệu chứng.
Mà nguyên nhân chủ yếu đến từ lối sống thiếu lành mạnh, trong đó chế độ ăn uống bừa bãi dẫn đến thừa cân và đặc biệt là ít vận động, tập thể dục thể thao.
Đây là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, loại tiểu đường này rất khó lường vì nó có thể biến mất sau khi phụ nữ sinh em bé nhưng lại có nguy cơ mắc bệnh lại trong lần sinh tiếp theo.
Với những phụ nữ ở lần sinh thứ 2 nếu mắc phải tiểu đường thai kỳ thì sẽ có khả năng cao phát triển thành tiểu đường type 2. Một điều lưu ý là những phụ nữ cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn hẳn.
Các triệu chứng hay dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường
Một số dấu hiệu hay gặp của bệnh tiểu đường
Dấu hiệu và triệu chứng tiểu đường thường mờ nhạt nên bạn có thể sẽ không nhận ra mình mắc bệnh trong những năm đầu bị bệnh. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:
- Nhìn mờ
- Mệt mỏi
- Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói
- Uống nước nhiều nhưng vẫn mau khát
- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
- Vết thương lâu lành
- Đau và tê ở chân hoặc tay
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
-
Biến chứng cấp tính
Nhiễm toan ceton
Nhiễm toan ceton là tình trạng nhiễm toan do tăng sản xuất và tích tụ các thể ceton trong máu xảy ra khi thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối, đi kèm theo tăng đường máu và mất nước. Nhiễm toan ceton nặng dẫn đến hôn mê, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tăng áp lực thẩm thấu
Tăng áp lực thẩm thấu xảy ra khi lượng đường trong máu tăng rất cao kèm theo tình trạng mất nước nặng, không có nhiễm toan ceton hoặc nhiễm toan ceton rất nhẹ. Các triệu chứng của bệnh cũng rất nghiêm trọng và đa dạng, có thể diễn tiến chậm dần với các biểu hiện không rõ ràng giống các dấu hiệu khi xuất hiện bệnh tiểu đường, như sụt cân nhanh, đái nhiều, … Khi bệnh tiến triển ngày một nặng dần các triệu chứng sẽ trở nên “rầm rộ” hơn, bao gồm mắt lờ đờ, ngủ gà, yếu chi, co giật… nếu nặng có thể dẫn tới hôn mê.
Hạ đường huyết xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3,6mmol/l. Nguyên nhân có thể là dùng quá liều thuốc hạ đường huyết, ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu. Dấu hiệu là bệnh nhân đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê, thậm chí tử vong.
-
Biến chứng mạn tính
Đường huyết cao khiến cho hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường sẽ bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài biến chứng gây tổn thương võng mạc, bệnh đái tháo đường còn gây ra bệnh glaucoma, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.
Biến chứng trên thận
Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó làm suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận. Việc điều trị đái tháo đường ngoài tác dụng kiểm soát đường huyết còn nhằm mục đích làm chậm tiến triển của suy thận.
Biến chứng tim mạch
Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
Bệnh đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não 1,5 – 2 lần, gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành từ 2 – 4 lần và tăng nguy cơ viêm tắc động mạch chi dưới 5 – 10 lần.
Biến chứng thần kinh
Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của bệnh đái tháo đường, bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân; nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi… Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương, và nhiều rối loạn chức năng khác.
Nguy cơ nhiễm trùng
Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể vì vậy khiến cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền... Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị...
-
Các biến chứng trong thời kỳ mang thai
Glucose máu cao trong thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này dễ dẫn đến các tai biến sản khoa cho trẻ và mẹ như tăng nguy cơ hạ đường huyết đột ngột ở trẻ sau sinh; ngoài ra trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác.
Ngoài các biến chứng kể trên, đường huyết tăng cao còn có thể làm tổn thương tới rất nhiều các cơ quan khác của cơ thể như: xương, khớp, não bộ, suy giảm trí nhớ hay các bệnh về da...
Các phương pháp điều trị và phòng chống bệnh tiểu đường
Nhận định được mức độ nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường này nên nhiều viện y tế đã nghiên cứu nhằm cho ra đời nhiều phương pháp để giúp chúng ta điều trị kịp thời và phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Sau đây là một số phương pháp hiệu quả đã được kiểm chứng.
-
Phương pháp tự nhiên không dùng đến thuốc
Thay đổi chế độ ăn
Chế độ ăn khoa học giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường
Những thực phẩm hàng ngày mà bạn đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Do đó, theo lời khuyên của Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, bạn cần hạn chế các chất đường bột, tăng cường chất xơ, rau xanh. Một số nguyên tắc chung mà người bệnh cần tuân theo để có bữa ăn khoa học đó là:
- Giảm lượng đường bột hằng ngày: Bạn nên hạn chế bớt lượng đường bột từ bánh mì, cơm trong mỗi bữa ăn. Bạn có thể thay thế chúng bằng những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn như gạo lứt.
- Tăng cường rau xanh, chất xơ: Chất xơ giúp cơ thể bạn chậm hấp thu đường từ hệ tiêu hóa, đồng thời làm bạn có cảm giác no mà không bị tích lũy và dư thừa năng lượng. Ngoài ra, chất xơ còn giúp nhuận tràng, tiêu hóa dễ dàng.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ trái cây ít đường: Lượng vitamin và khoáng chất trong trái cây rất dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy vậy bạn nên chọn những loại trái cây có ít đường nhằm tránh làm tăng đường huyết khi ăn.
- Hạn chế chất béo từ động vật, thay thế bằng chất béo thực vật. Chất béo từ động vật là những loại chất béo có hại. Chúng làm tăng nồng độ cholesterol máu và tăng nguy cơ xơ vữa thành động mạch, thúc đẩy nhanh tiến trình sinh biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Sử dụng đường ăn kiêng cho người tiểu đường: Là loại đường có vị ngọt nhưng có chỉ số đường huyết thấp và không mang nhiều năng lượng, tránh tình trạng tăng đường huyết sau khi dùng.
- Hạn chế các loại thịt đỏ: Các loại thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò) chứa nhiều chất béo có hại cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng và thay đổi món ăn hằng ngày với các loại thịt trắng từ cá hoặc thịt gia cầm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phân chia bữa ăn hợp lý. Ăn nhiều vào buổi sáng và trưa, buổi tối chỉ ăn nhẹ. Không nên ăn sau 9 giờ tối, vì đây là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi.
Tăng cường hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp duy trì được trọng lượng khỏe mạnh, giảm tình trạng đề kháng insulin, điều hòa đường huyết và giảm cholesterol máu. Nếu trước đây bạn chưa từng hoạt động thể chất hoặc chơi bất kỳ một môn thể thao nào, thì bạn hãy bắt đầu bằng luyện tập bằng cách đi bộ 20 phút mỗi ngày, 10 phút mỗi buổi sáng và chiều để giúp cơ thể dẻo dai và tinh thần thoải mái hơn.
Tăng cường hoạt động thể chất giúp giảm đề kháng insulin và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Bộ Y Tế Hoa Kỳ khuyến cáo, người trưởng thành từ 19 – 64 tuổi nên tập luyện ít nhất 150 phút mỗi tuần với các hoạt động có cường độ vừa phải như đi xe đạp hoặc đi bộ nhanh; và ít nhất 2 lần mỗi tuần với các bộ môn có cường độ mạnh hơn đòi hỏi phải vận động tất cả các cơ bắp như bơi lội, cầu lông, bóng chuyền hay bóng đá…
Kiểm soát cân nặng
Duy trì trọng lượng khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đề kháng insulin và ngăn ngừa sự phát triển của biến chứng tiểu đường. Vì vậy, nếu bạn đang thừa cân hay béo phì thì hãy lên kế hoạch để giảm cân ngay từ bây giờ. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo, chỉ số BMI - chỉ số khối cơ thể (cân nặng /chiều cao bình phương), nên duy trì ở trong khoảng 18 – 23 ở nữ và 20 – 25 ở nam. Còn với chỉ số vòng bụng nên < 90 cm ở nam và < 80 cm ở nữ.
-
Phương pháp dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường
Trong bệnh tiểu đường type 1, các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra được insulin cho cơ thể. Lúc này bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin.
Đối với bệnh tiểu đường type 2, hiện tượng tăng đường huyết là do sự giảm sản xuất insulin và hiện tượng kháng insulin. Do đó việc chữa bệnh tiểu đường cần phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết đường uống làm cho cơ thể tăng sản xuất chất insulin, làm giảm tình trạng kháng insulin và ngăn ngừa hiện tượng hấp thụ carbohydrate ở ruột.
Các thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:
- Metformin: Thông thường, metformin là thuốc đầu tiên được kê toa cho bệnh tiểu đường type 2. Nó hoạt động bằng cách giảm sản xuất glucose ở gan và cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin để cơ thể bạn sử dụng insulin hiệu quả hơn. Buồn nôn và tiêu chảy là tác dụng phụ hay gặp của metformin. Những tác dụng phụ này có thể biến mất khi cơ thể bạn quen với thuốc hoặc nếu bạn dùng thuốc với bữa ăn. Nếu metformin và thay đổi lối sống không đủ để kiểm soát lượng đường trong máu thì bác sĩ sẽ thay thế bằng các loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm khác.
- Sulfonylureas: Những loại thuốc này giúp cơ thể bạn tiết ra nhiều insulin hơn, như glyburide, glipizide và glimepiride. Tác dụng phụ có thể bao gồm hạ thấp lượng đường trong máu và tăng cân.
- Meglitinide: Nhóm thuốc này bao gồm repaglinide và nargetlinide. Các thuốc này hoạt động như sulfonylureas bằng cách kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn, nhưng chúng có tác dụng nhanh hơn và thời gian tác dụng của chúng trong cơ thể ngắn hơn. Một số tác dụng phụ của nhóm thuốc này là hạ đường huyết quá mức và tăng cân.
- Thiazolidinediones: Nhóm thuốc này bao gồm rosiglitazone và pioglitazone. Giống như metformin làm cho các mô của cơ thể nhạy cảm hơn với insulin. Những loại thuốc này có liên quan đến tăng cân và các tác dụng phụ nghiêm trọng khác, chẳng hạn như tăng nguy cơ suy tim và thiếu máu. Vì những rủi ro này, loại thuốc này thường không phải là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên.
- Thuốc ức chế DPP-4: Những loại thuốc này gồm sitagliptin, saxagliptin và linagliptin giúp giảm lượng đường trong máu, nhưng tác dụng rất khiêm tốn. Chúng không gây tăng cân, nhưng có thể gây đau khớp và tăng nguy cơ viêm tụy.
- Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1: Nhóm thuốc tiêm này làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp hạ thấp lượng đường trong máu. Việc sử dụng chúng thường dẫn đến giảm cân, buồn nôn và tăng nguy cơ viêm tụy.
- Insulin: Một số người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần điều trị bằng insulin. Trước đây, liệu pháp insulin được sử dụng như là phương sách cuối cùng, nhưng ngày nay nó thường được kê đơn sớm hơn vì lợi ích của nó. Có nhiều loại insulin, và mỗi loại hoạt động theo một cách khác nhau. Thông thường, những người mắc bệnh tiểu đường type 2 bắt đầu sử dụng insulin với một mũi tiêm dài vào ban đêm, chẳng hạn như insulin glargine hoặc insulin detemir.
Ngoài việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc đều đặn, bạn cũng cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra các chỉ số quan trọng theo định kỳ, như chỉ số đường huyết, chỉ số HbA1c, cùng một số xét nghiệm khác để đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể và phát hiện sớm các biến chứng của tiểu đường
-
Sử dụng các nguyên tố vi lượng giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng
Nguyên tố vi lượng giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả
Bên cạnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị, người bệnh có thể bổ sung các nguyên tố vi lượng để kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Magie
Nguyên nhân làm cho lượng insulin sụt giảm một phần là do cơ thể không có đủ Magie. Vì thế, Magie đóng vai trò khá quan trọng trong việc giúp tái tạo và hình thành hormon insulin. Khi có đủ lượng insulin cần thiết thì cũng đồng nghĩa với việc hạn chế được tình trạng kháng insulin của cơ thể.
Một cuộc điều tra trên 39.000 phụ nữ được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trường đại học Harvard cho thấy những người có chế độ ăn giàu Magie nhất đã giảm 11% nguy cơ phát bệnh đái tháo đường 6 năm sau đó. Riêng phụ nữ béo phì, Magie giúp giảm nguy cơ phát bệnh đái tháo đường đến trên 20%. Trong 2 nghiên cứu khác thuộc Khoa dinh dưỡng tại đại học Harvard nghiên cứu trên 85.000 phụ nữ và 42.000 nam giới trong khoảng thời gian 12-18 năm, nhóm ăn nhiều Magie nhất giảm được 34% nguy cơ bị bệnh đái tháo đường so với nhóm ăn ít.
Chrom, kẽm
Chrom và kẽm là 2 vi chất cần thiết được coi là yếu tố dung nạp glucose. Chúng phối hợp cùng insulin để giúp cho glucose dễ dàng vào trong tế bào, ở những người bị giảm khả năng dung nạp glucose như bị bệnh tiểu đường thì việc bổ sung chrom và kẽm là hết sức quan trọng. Nếu không có chrom và kẽm, lượng đường trong máu sẽ tăng cao vì khi đó vai trò insulin đã bị chặn lại dẫn tới glucose không thể vận chuyển vào trong tế bào được, làm tăng đường huyết.
Selen
Selen là thành phần quan trọng của enzyme chống oxy hóa, vì vậy nó mang những đặc tính có lợi cho sức khỏe. Theo các nhà khoa học, stress oxy hóa làm giảm bài tiết insulin và tăng hiện tượng kháng insulin. Vì vậy một chất chống oxy hóa mạnh như selen có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh.
Do đó, các nguyên tố vi lượng trên là vô cùng quan trọng với bệnh nhân tiểu đường. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy các nguyên tố vi lượng này trong sản phẩm BoniDiabet của Mỹ.
BoniDiabet – Sản phẩm duy nhất có nguyên tố vi lượng giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường
BoniDiabet sản xuất tại Mỹ và Canada, hiện tại là sản phẩm duy nhất có thành phần là các nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, selen, chrom giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh. Bên cạnh việc cung cấp các vi chất cần thiết thì những thảo dược trong BoniDiabet cũng được các nhà khoa học hiện đại coi là tốt cho người bệnh tiểu đường.
Chiết xuất từ hạt Methi và mướp đắng sẽ giúp giảm glucose máu, giảm mỡ máu, ngăn ngừa đục thủy tinh thể, xơ vữa động mạch, làm lành vết thương, giảm những triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều lần, suy nhược hay sụt cân.
Trong khi đó, chiết xuất gymnemic acid từ dây thìa canh giúp tăng tiết insulin của tuyến tụy, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, giảm đường huyết, giảm cholesterol và lipid máu, nâng cao đời sống tình dục của bệnh nhân tiểu đường nam giới.
Các thảo dược trên kết hợp với các nguyên tố vi lượng tạo nên tác dụng tuyệt vời của BoniDiabet: giúp làm hạ đường huyết, giảm những triệu chứng của tiểu đường như mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, sụt cân, suy yếu; giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Đặc biệt, các thành phần trên được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer - công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Công nghệ này sẽ giúp các phân tử hạt trong viên uống BoniDiabet có kích thước siêu nano, giúp cơ thể hấp thu nhanh nhất và hiệu quả đạt được cao nhất.
Đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet
“BoniDiabet có tốt không?, BoniDiabet có hiệu quả không?” chắc hẳn sẽ là băn khoăn của rất nhiều người khi có ý định sử dụng sản phẩm này. Để giải đáp thắc mắc này, mời các bạn tham khảo phản hồi của những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm nhé:
Cô Tào Thị Lý, 65 tuổi, cửa hàng Bách hóa Nhã Nam, thị trấn Tân Yên, Bắc Giang, Điện thoại: 0352.609.847
Cô Tào Thị Lý, 65 tuổi
“Khoảng tháng 10/2012, trong một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ cô được chẩn đoán mắt tiểu đường tuýp 2, đường huyết lên tới 14.7 mmol/L. Cô được kê 2 viên thuốc tây uống hàng ngày. 3 năm sau, cô bắt đầu thấy xuất hiện các biến chứng bệnh tiểu đường như: mắt mờ, tê bì chân tay, chuột rút, da sạm, huyết áp luôn cao.
Tình cờ cô được giới thiệu sản phẩm BoniDiabet, kết quả thu được đã vượt ngoài mong đợi của cô: Chỉ sau 2 tháng, tất cả các biến chứng trên chân và mắt đều có dấu hiệu giảm rõ ràng. Đường huyết lúc nào cũng chỉ hơn 5 chấm, da cô cũng hồng và sáng hơn. Cô tiếp tục dùng đều BoniDiabet thì thấy huyết áp cũng ổn hơn trước rất nhiều. Vì đường huyết tốt nên bác sĩ cũng chủ động cho cô giảm liều thuốc tây. Bây giờ cô đã giảm được rất nhiều thuốc tây rồi mà đường huyết vẫn ổn định lắm.”
Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi, ở Trại Mới, Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang. Đt 0983.090.165
Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi
“Chú bị tiểu đường 4 năm, đường huyết lúc phát hiện đã lên tới 12mmol/l. Chú được kê 2 viên thuốc tây mỗi ngày, khi uống chú thấy cơ thể mệt mỏi, tê bì chân tay. Thật may vì chú đã sớm biết tới sản phẩm BoniDiabet của Mỹ và Canada. Sau khi dùng thêm BoniDiabet kết hợp với thuốc tây, đường huyết chú đã về ngưỡng an toàn khoảng 6.0 mmol/L. Sau 4 tháng, những triệu chứng như tê bì chân tay và mờ mắt cũng đã hết, người rất khỏe mạnh, vận động đi lại bình thường. Thấy đường huyết tốt nên bác sĩ chủ động cho chú giảm nửa liều thuốc tây. BoniDiabet giờ chú cũng chỉ dùng có 2 viên/ngày thôi, đường huyết ổn định, không có bất kỳ biến chứng nào xuất hiện thêm nữa.”
Chú Phan Huy Đức, 61 tuổi, khóm 3, phường Cam phúc bắc, tp Cam ranh, tỉnh Khánh hòa, điện thoại: 034.2510.810
Chú Phan Huy Đức, 61 tuổi
“Cách đây 15 năm, chú có các dấu hiệu bệnh tiểu đường như đói thường xuyên, khát nước, tiểu nhiều. chú thích uống đồ ngọt như nước mía, nước đường… Không chỉ vậy, chú còn bị sút mất 10kg chỉ trong vài tháng. Chú đi kiểm tra thì đường huyết trên 180mg/dl và được bác sĩ kê 3,4 loại thuốc khác nhau, mỗi ngày uống 3 lần. Uống thuốc tây nhiều thế mà đường huyết vẫn ở mức cao 150 mg/dl. Chú dùng thêm BoniDiabet với liều 4 viên/ngày, chỉ sau 1 tháng, mức đường huyết đã về ngưỡng chỉ còn 100mg/dl. Bác sĩ cũng giảm liều thuốc tây cho chú. Tiếp tục dùng BoniDiabet, đường huyết của chú không chỉ hạ xuống 82mg/dl, mà chỉ số HBA1C cũng chỉ 5.3%. Chú thấy người khỏe hơn rất nhiều, không có biến chứng bệnh tiểu đường nào nữa.”
Như vậy qua bài viết này bạn đã phần nào nắm được nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phương pháp điều trị tiểu đường sao cho hiệu quả nhất. Để việc kiểm soát đường huyết hiệu quả, bệnh nhân cần chú ý thêm cả ăn uống và sinh hoạt lành mạnh; đồng thời sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet của Mỹ để phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường nữa nhé.
XEM THÊM: