Mục lục [Ẩn]
Thời tiết nắng nóng đang bao trùm lên khắp cả nước ta. Đây là thời điểm rất nhạy cảm với tất cả mọi người, từ người già đến trẻ nhỏ và đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Nhiều người bệnh chia sẻ với chúng tôi rằng, vào mùa này, họ thường cảm thấy mệt mỏi hơn, đường huyết lên xuống thất thường rất khó kiểm soát. Vậy tại sao đường huyết lại khó kiểm soát khi trời nóng? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mùa nóng như thế nào?
Tại sao việc kiểm soát đường huyết lại trở nên khó khăn hơn vào mùa nóng?
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose, làm tăng lượng đường trong máu, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: Mệt mỏi, nhanh đói, đi tiểu thường xuyên, nhanh khát, khô miệng, ngứa da, sụt cân nhiều, thị lực giảm sút…
Các triệu chứng này thường trầm trọng hơn khi trời nắng nóng, bởi lúc này, đường huyết của bệnh nhân sẽ dễ bị tăng cao do một trong các nguyên nhân sau:
Do mất nước vào mùa nóng
Thời tiết nóng bức sẽ làm tăng sự bài tiết mồ hôi của cơ thể dẫn tới nguy cơ mất nước nghiêm trọng, làm máu bị cô đặc khiến lượng đường trong máu tăng cao. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng đào thải đường qua đường nước tiểu, vô tình khiến cơ thể mất nước nhiều hơn và đường huyết tăng cao hơn.
Mất nước vào mùa hè sẽ làm đường huyết tăng cao nhanh chóng
Do chế độ ăn của người bệnh
Mùa nóng là mùa của hoa quả, những loại quả ngọt và thơm ngon như nhãn, vải, xoài, chuối, mít, na, miền nam thì có sầu riêng, bơ… Điều đó khiến bệnh nhân khó có thể kìm hãm bản thân trước chúng. Việc ăn những loại quả này sẽ làm cho đường huyết tăng cao một cách nhanh chóng.
Do nhu cầu giải khát mùa nóng
Vào mùa nóng, nhu cầu sử dụng nước giải khát, nước mía, nước sâm, nước ngọt có ga, rượu bia… thường tăng cao, đồng nghĩa với việc đường huyết cũng sẽ tăng lên. Bởi:
+ Các loại nước ngọt lại chứa một hàm lượng caffein nhất định sẽ làm tăng lợi tiểu và kích thích bàng quang khiến bệnh nhân phải đi vệ sinh nhiều hơn, làm cơ thể mất nước gây tăng đường huyết.
+ Chất ngọt nhân tạo trong các loại đồ uống có gas cũng gây bất lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài việc làm tăng đường huyết chúng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm họng, viêm phế quản, đặc biệt là ở những bệnh nhân tiểu đường mãn tính lâu năm, hệ miễn dịch suy yếu.
Uống nước giải khát ngày hè sẽ làm đường huyết tăng cao
Do mất ngủ hay tâm trạng lo lắng, căng thẳng
Tình trạng mất ngủ trong những ngày nắng nóng, hay tâm trạng khó chịu, bực bội căng thẳng, stress vì thời tiết nóng nực cũng tác động khiến đường huyết tăng cao.
Không chỉ làm tăng đường huyết, một số bệnh nhân cũng rất dễ gặp tình trạng hạ đường huyết đột ngột vào mùa nóng. Bởi khi trời quá nóng, người bệnh dễ bị chán ăn, ăn không ngon miệng, gây thiếu hụt chất dinh dưỡng, hạ đường huyết.
Tình trạng chán ăn ngày hè khiến đường huyết hạ đột ngột
Việc đường huyết tăng cao đột ngột hay lên xuống thất thường sẽ khiến người bệnh có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh... Do vậy, việc kiểm soát đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt vào mùa nóng là vô cùng cần thiết.
Các mẹo giúp bệnh nhân tiểu đường đối phó với mùa nóng
Người bệnh tiểu đường cần thực hiện những thói quen tốt sau đây để kiểm soát đường huyết hiệu quả:
- Uống nhiều nước: Vào mùa này người bệnh cần tăng cường bổ sung nhiều nước cho cơ thể, khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
- Nói không với nước ngọt, rượu bia, đồ uống có ga, hạn chế các loại nước ép hoa quả ngọt. .
- Về chế độ ăn:
+ Hạn chế ăn các loại hoa quả ngọt trong mùa nóng như mít, nhãn, vải, chuối, na, sầu riêng…Thay vào đó, người bệnh nên tăng cường bổ sung rau xanh giàu chất xơ, chất xơ vừa tốt cho quá trình tiêu hoá vừa giúp làm chậm hấp thu đường.
+ Giảm tinh bột, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó chúng ta nên chế biến đơn giản như hấp, luộc, nấu canh hay áp chảo loại bớt mỡ.
+ Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày tránh hiện tượng tăng đường huyết sau ăn và hạ đột ngột khi đói. Đồng thời thực đơn trong mùa nóng của bệnh nhân tiểu đường cũng cần phong phú, đa dạng hơn để giảm tình trạng chán ăn khi thời tiết nóng bức.
Tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả ít ngọt
- Về chế độ luyện tập: Tập thể dục đều đặn mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý là nên tập lúc trời mát, không nên tập quá sức, tránh hiện tượng mất nước do ra nhiều mồ hôi.
- Kiểm tra sức khoẻ tổng thể mắt, chân tay, thận, thần kinh, tim mạch… thường xuyên để phát hiện sớm các biến chứng và phòng ngừa kịp thời.
- Dùng thuốc tây y kết hợp với sản phẩm BoniDiabet + để bổ sung thảo dược và các nguyên tố vi lượng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
BoniDiabet + - Sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bệnh nhân tiểu đường
BoniDiabet + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường một cách an toàn và hiệu quả nhờ có công thức vượt trội với 3 nhóm thành phần chính như sau:
- Nhóm thảo dược thiên nhiên:
+ Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi: Giúp hạ đường huyết hiệu quả.
+ Quế: Giúp hạ cholesterol rất tốt, giúp cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng bệnh tiểu đường trên tim mạch.
+ Lô hội: Lô hội chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng sửa chữa và mau lành vết thương, phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng cho bệnh nhân tiểu đường.
- Nhóm các nguyên tố vi lượng:
+ Magie: Giúp điều hòa hàm lượng đường trong máu và ổn định huyết áp hiệu quả.
+ Selen: Giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường, đặc biệt là các biến chứng trên tim mạch, thận và tiểu cầu.
+ Kẽm và crom: Có tác dụng giúp giảm đường huyết, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin, phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên tim mạch và võng mạc.
- Nhóm vitamin và dưỡng chất:
+ Vitamin C và acid folic: Các vitamin này giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng sức bền thành mạch, giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch.
+ Acid alpha lipoic giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận khỏi nguy cơ mù lòa và suy thận, ngăn ngừa biến chứng tai biến mạch máu não.
Công thức toàn diện của BoniDiabet +
BoniDiabet + có hiệu quả không?
Hiệu quả của BoniDiabet + đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +, đồng thời không xuất hiện các tác dụng không mong muốn với người dùng nên người bệnh hoàn toàn yên tâm sử dụng lâu dài.
BoniDiabet + nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng trên khắp cả nước
Nhờ dùng đều đặn BoniDiabet + hàng ngày, hàng vạn người trở lại cuộc sống vui khỏe nhờ kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của mình. Như trường hợp của:
Cô Ngô Thị Toán, 63 tuổi, thôn Ngọ, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, điện thoại 0386290855
Chia sẻ của cô Toán về hành trình chiến thắng bệnh tiểu đường
“Cô bị tiểu đường đến nay cũng được 10 năm rồi, khổ sở lắm. Nhất là cứ đến mùa nóng thì đường huyết tăng vọt, có đợt lên đến 10 chấm. Vì thế nên cô sợ những ngày này lắm, người lúc nào cũng mệt mỏi, nắng nóng ra mồ hôi nhiều, háo nước, thèm ngọt, ăn quả nhãn quả vải là y như rằng đường huyết tăng cao nhưng có hôm chán ăn đường huyết lại chỉ còn hơn 5 rồi có khi còn bị tụt quá mức nữa, khi đó người choáng váng, chân tay run rẩy, bủn rủn hết cả người. Thỉnh thoảng cô còn thấy tê bì chân tay và mờ mắt nữa”.
“Cuộc đời cô thật may mắn khi gặp được sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Cô dùng thêm sản phẩm này với thuốc tây, sau khoảng vài lọ cô đi kiểm tra lại, đường huyết đã hạ dần, bây giờ chỉ hơn 6 chấm thôi, nó cứ ổn định như thế, không còn lên xuống thất thường như trước, thỉnh thoảng cô ăn 1,2 quả nhãn, quả vải cũng không sao hết. Sức khỏe của cô trở lại gần như trước đây rồi, hết cả tê bì chân tay, mắt sáng rõ. Bác sĩ cũng khen cô kiểm soát bệnh tốt và giảm dần liều thuốc tây cho cô rồi!”
Mong rằng bài viết trên đã giúp người bệnh tiểu đường có các phương pháp kiểm soát đường huyết khi thời tiết nắng nóng, đồng thời biết đến giải pháp BoniDiabet + của Mỹ giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: