Các chuyên gia tim mạch đều đưa ra khuyến cáo rằng việc ăn quá nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol máu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Vậy chúng ta có nên ăn chất béo bão hòa không, nếu ăn thì nên ăn như thế nào, ăn bao nhiêu là an toàn ?
Ta nên hay không nên ăn chất béo bão hòa?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng từ Anh Quốc: để có chế độ dinh dưỡng phù hợp thì 35% năng lượng khẩu phần (calo) của chúng ta nên đến từ chất béo, và khoảng 50% từ tinh bột (carbohydrate). Tuy nhiên cần phải lưu ý là một chế độ ăn cân bằng, chất béo vừa phải, tinh bột vừa phải, chứ không phải là chế độ ăn ít chất béo, nhiều tinh bột
Đặc biệt đối với chất béo bão hòa, các con số đưa ra còn thấp hơn:
+ Vương quốc Anh khuyến nghị rằng chất béo bão hòa không nên vượt quá 11% lượng đồ ăn thức uống của chúng ta.
+ Trong khi Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị ít hơn với khoảng dưới 10%. Nghĩa là khoảng 20g một ngày đối với phụ nữ (tương đương 2,5 muỗng bơ) và 30g một ngày đối với nam giới (tương đương một chiếc bánh hamburger kẹp phô mai cỡ một phần tư cân Anh - khoảng 115g và cộng với bốn thìa kem sữa béo).
Ngoài ra thì Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ còn cẩn thận hơn khi đưa ra mức khuyến nghị chỉ khoảng 5-6%.
Theo Lynne Garton - chuyên gia dinh dưỡng và là nhà tư vấn chế độ ăn uống tại tổ chức thiện nguyện Heart UK nói rằng :“Việc cơ thể dung nạp chất béo bão hòa nhiều hơn các loại thực phẩm khác là rất đáng lo ngại. Có một số yếu tố góp phần làm tăng cholesterol trong máu, nhưng chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa chắc chắn là một trong những yếu tố đó, và điều này đã được xác nhận qua các nghiên cứu từ thời thập niên 1950”.
Garton cũng nói thêm rằng với một số người thì việc ăn ít chất béo bão hoà hơn so với mức khuyến nghị tiêu chuẩn thậm chí còn tốt hơn cho sức khoẻ, nhất là những ai có sẵn các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Thực phẩm nào có thể thay thế chất béo bão hòa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nếu loại bỏ chất béo bão hòa ra khỏi chế độ ăn, bạn có thể lại phải bù lượng calorie thiếu hụt đó bằng các loại thực phẩm khác.
Một số tổ chức quốc tế dựa trên bằng chứng khoa học đã khuyến nghị giảm chất béo bão hòa và thay thế bằng chất béo không bão hòa. Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng ủng hộ lời khuyên này.
Trong một nghiên cứu, khi 5% calo từ chất béo bão hòa được thay thế bằng một lượng calo tương đương từ chất béo không bão hòa (như từ cá hồi, dầu hướng dương, các loại hột và hạt) hoặc chất béo không bão hòa đơn (như từ dầu ô liu và dầu hạt cải), nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân đã giảm lần lượt đến 19% và 11%. Cả hai loại chất béo thay thế tốt này làm đều làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.
Việc thay thế chất béo bão hoà với các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt và bánh mì thô nguyên cám cũng có tác dụng tốt như vậy. Tuy nhiên, khi dùng đường và bột tinh chế (như bột mì trắng) thay thế chất béo bão hòa thì nguy cơ bị đau tim lại thực sự tăng lên.
>>> Xem thêm: