Mục lục [Ẩn]
Tiểu đường là căn bệnh vô cùng phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên khắp các cơ quan khác nhau. Nguy hiểm hơn, một số biến chứng này còn có thể để lại những hệ quả vĩnh viễn. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về di chứng bệnh tiểu đường, cũng như cách để giảm thiểu nguy cơ gặp phải chúng nhé!
Hãy cảnh giác trước hiểm họa từ những di chứng bệnh tiểu đường
Di chứng bệnh tiểu đường - Những hậu quả không ai mong muốn
Chúng ta đều biết rằng, tiểu đường là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose. Việc thiếu hụt và tăng đề kháng với insulin khiến đường huyết trong máu tăng lên cao hoặc có xu hướng thay đổi thất thường. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt hay thần kinh,...
Các biến chứng này không chỉ khiến cho quá trình điều trị bệnh trở nên khó khăn và phức tạp hơn, mà chúng còn có thể để lại di chứng vĩnh viễn. Những di chứng bệnh tiểu đường nghiêm trọng nhất có thể kể đến như:
Mù lòa
Có thể nói, mờ mắt là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường xuất hiện sớm nhất. Rối loạn đường huyết sẽ ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh theo nhiều cách khác nhau.
Đường huyết tăng cao khiến những mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc bị hư hại, dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu máu, xuất huyết, phù hoàng điểm, bong võng mạc,... Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể thấy nhiều đốm hoặc điểm mờ trôi nổi, hoặc gặp khó khăn khi nhìn vào ban đêm.
Đồng thời, đường trong máu tăng sẽ khuếch tán vào thủy tinh thể. Một phần đường glucose được chuyển thành sorbitol, tích lũy lại và ngấm vào các sợi thể thủy tinh gây xơ hóa và đục thủy tinh thể. Sorbitol cũng gây rối loạn áp lực thẩm thấu, làm tăng ngấm nước vào sợi thủy tinh thể.
Các triệu chứng của đục thủy tinh thể bao gồm: Nhìn màu sắc bị nhạt dần, tầm nhìn bị mờ, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn thấy quầng sáng quanh đèn, tầm nhìn không cải thiện khi thay kính mới,...
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường còn có thể gặp phải tình trạng tăng nhãn áp. Chính ba yếu tố này là nguyên nhân khiến họ phải đối mặt với nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.
Tiểu đường có thể khiến người bệnh mù lòa vĩnh viễn
Tàn phế
Rối loạn đường huyết sẽ gây tổn thương đến thần kinh và thu hẹp các mạch máu. Việc dây thần kinh bị tổn thương có thể khiến người bệnh cảm thấy tê bì, mất cảm giác, và không phát hiện sớm các vết thương.
Điều này cùng với sự suy giảm miễn dịch, và giảm lưu lượng máu khiến người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng và vết thương khó lành lại. Khi các vết loét tiến triển nặng, có nguy cơ lan rộng, người bệnh sẽ bắt buộc phải đoạn chi để tránh bị nhiễm khuẩn huyết. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh bị tàn phế.
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 20 lần người bình thường. Theo thống kê, cứ mỗi 30 giây lại có 1 người bị cắt cụt chi do tiểu đường. Nghiêm trọng hơn, 70% những người bệnh bị cắt cụt chi sẽ tử vong trong vòng 5 năm.
Suy thận mạn
Tình trạng đường huyết tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận của người bệnh. Nó trực tiếp làm xơ cứng động mạch thận, tạo điều kiện để các mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch, làm giảm lưu lượng máu. Các mạch máu nhỏ trong thận cũng bị hư hại dần do huyết áp tăng và sự xuất hiện của các chất oxy hóa.
Đồng thời, các lỗ lọc ngày càng to ra do phải liên tục lọc máu và đào thải bớt lượng đường dư thừa. Tình trạng tổn thương thần kinh bàng quang khiến nước tiểu ứ đọng lại, vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng ngược dòng, làm tổn thương thận. Tất cả những điều này đều dẫn đến một kết cục cuối cùng là chức năng thận suy giảm, gây suy thận mãn tính.
Suy thận mạn là di chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất
Bên cạnh những di chứng bệnh tiểu đường kể trên, người bệnh cũng có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, viêm phổi, lao phổi,... Chúng đều sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm, tuổi thọ bị rút ngắn. Vậy, người bệnh cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ gặp phải những tình trạng này?
Những biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc phải di chứng bệnh tiểu đường
Có thể nói, điều quan trọng nhất để giảm thiểu nguy cơ gặp phải những biến chứng, di chứng bệnh tiểu đường là phải kiểm soát được đường huyết, cũng như các tình trạng đi kèm như mỡ máu, tăng huyết áp. Để làm được điều này, người bệnh cần:
Ăn uống lành mạnh
- Bạn nên lựa chọn những thực phẩm dựa trên chỉ số đường huyết GI của chúng. Cụ thể, GI trong các loại thực phẩm được chia thành 3 mức gồm: cao (trên 70), trung bình (56 - 69), và thấp (dưới 55). Theo đó, chỉ số GI càng cao thì càng làm tăng đường huyết nhiều sau ăn Chỉ số càng thấp thì sẽ ít làm tăng đường huyết hơn.
- Thay thế các chất béo từ động vật, bơ thực vật, chất béo chuyển hóa,... bằng dầu thực vật như dầu ô liu.
- Dùng ít hơn 5g muối/ngày để tránh ảnh hưởng đến huyết áp.
- Hạn chế ăn những đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Đồ ăn nên được chế biến dưới dạng luộc hoặc hấp.
- Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
Tập thể dục thường xuyên
Người bệnh tiểu đường dù có mắc tăng huyết áp hay không, đều được khuyến cáo là nên cố gắng tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần, với thời lượng tối thiểu cho mỗi lần là 30 phút. Vận động thường xuyên sẽ giúp ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe của tim, giảm xơ cứng động mạch và giảm kháng insulin.
Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát đường huyết
Phơi nắng
Ánh sáng mặt trời kích thích cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp làm giảm đường huyết, giảm kháng insulin và ngăn ngừa biến chứng, đặc biệt là trên tim mạch. Do đó, mỗi ngày, người bệnh tiểu đường nên dành từ 15 - 20 phút để tắm nắng, thời điểm phù hợp nhất là vào buổi sáng từ 6-9 giờ, khi nắng không quá gắt.
Sử dụng BoniDiabet + của Mỹ
BoniDiabet + là một sản phẩm được nhiều người bệnh tin dùng để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên và được sản xuất với công nghệ siêu nano Microfluidizer, BoniDiabet + không chỉ an toàn tuyệt đối với người bệnh, mà còn có tác dụng vượt trội trong việc hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.
BoniDiabet + - Giải pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường toàn diện
Những lợi ích mà BoniDiabet + đem đến cho người bệnh tiểu đường có thể kể đến như:
- Giúp hạ đường huyết về mức an toàn hơn nhờ có mướp đắng, dây thìa canh, hạt methi.
- Giúp giảm và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường như: Kẽm, crom, magie, selen, alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic, quế, lô hội. Trong đó:
+ Kẽm, crom, magie, selen giúp giảm kháng insulin, hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu, võng mạc.
+ Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu, phòng ngừa biến chứng tim mạch, mắt, thận, thần kinh.
+ Quế giúp hạ mỡ máu, lô hội giúp các vết thương mau lành.
Thành phần và công dụng của BoniDiabet +
BoniDiabet + còn được nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.
Kết quả cho thấy có tới 96,67% bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet + trên 3 phương diện là: Triệu chứng của tiểu đường, chỉ số đường huyết và chỉ số HBA1c.
Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet +
Với hơn 10 năm đồng hành cùng rất nhiều người bệnh tiểu đường, BoniDiabet + tự tin là sản phẩm hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này. Mời bạn lắng nghe chia sẻ của:
Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi, ở số 36, ngõ 35, xã An Chân, phường Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng
Chú Bình chia sẻ: “Đầu năm 2015, chú thấy sức khỏe suy giảm rõ rệt, người lúc nào cũng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt. Đi khám, bác sĩ kết luận chú bị tiểu đường type 2, mức đường huyết lên tới 26 – 27 mmol/l nên chú phải nhập viện điều trị gấp. Sau 10 ngày, chú ra viện và được kê thuốc tây về nhà. Chú uống thuốc tây đều đặn và áp dụng chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường nhưng đường huyết chỉ giảm được chút. Chú còn thường xuyên thấy ngứa ngáy, khó chịu, những vết thương nhỏ rất khó lành, có khi còn bị mưng mủ lên.”
“Tình cờ, chú đọc được thông tin về sản phẩm BoniDiabet + được nhiều bác sĩ khuyên dùng, nên chú mua về sử dụng. Sau 1 tháng, chú đi kiểm tra lại, mức đường huyết của chú giảm còn 7 mmol/l, người khỏe khoắn hơn, không còn hoa mắt chóng mặt như trước. Sau 2 tháng dùng liên tục, bác sĩ thấy đường huyết của chú về mức an toàn hơn nên giảm dần liều thuốc tây cho chú. Đến nay, đường huyết của chú đã ổn định, luôn duy trì ở mức 5 – 6 mmol/l, chú cũng không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào. Hơn thế, tình trạng ngứa ngáy khó chịu không còn, vết thương thì nhanh liền hơn so với trước kia nhiều.”
Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về những di chứng bệnh tiểu đường, cũng như cách giảm thiểu nguy cơ gặp phải chúng. BoniDiabet + là sản phẩm vô cùng ưu việt, giúp hạ, ổn định đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- Người mắc bệnh tiểu đường kiêng ăn gì thì tốt cho sức khỏe?
- Biến chứng nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường là gì?