Mục lục [Ẩn]
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2 đó là tình trạng kháng insulin tại tế bào. Tiến sĩ, bác sĩ Eric Berg - một chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tại Mỹ đã có những chia sẻ về cách đơn giản giúp chúng ta đảo ngược quá trình đề kháng insulin, từ đó phòng ngừa hiệu quả tiền tiểu đường và tiểu đường. Để tìm hiểu thêm về phương pháp này, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.
Đảo ngược tình trạng kháng insulin để chống lại bệnh tiểu đường
Kháng insulin là gì?
Kháng insulin là tình trạng mà các tế bào “từ chối” cho insulin gắn lên receptor của nó. Bình thường, khi insulin gắn được lên thụ thể sẽ truyền tín hiệu để tế bào “mở cửa” cho đường vào bên trong và sử dụng nó để sinh năng lượng. Hiện tượng kháng insulin khiến tế bào không có nguyên liệu để sinh năng lượng và bị “đói”. Vì vậy, cơ thể sẽ lại gửi tín hiệu để thúc giục tuyến tụy tiết insulin nhiều hơn, khiến nồng độ hormon này trong máu tăng cao (cao gấp 5-7 lần người bình thường).
Nồng độ của Insulin tăng cao cũng gây hư hại cho cơ thể, trong khi đó tế bào vẫn bị đói vì thiếu đường còn đường huyết vẫn tăng cao. Nếu cứ tiếp tục như vậy chúng ta sẽ phải đối mặt với bệnh tiểu đường.
Hiện tượng kháng insulin ở tế bào
Nguyên nhân lớn nhất gây hiện tượng kháng insulin đó là con người tiêu thụ quá nhiều carbohydrate khiến nồng độ đường trong máu tăng cao. Khi đó, tuyến tụy được kích hoạt liên tục để tiết nhiều insulin hơn nữa nhằm giảm đường huyết. Vô tình, điều đó cũng khiến cơ thể kháng lại chính hormon này.
Tiến sĩ, bác sĩ Eric Berg cho biết, khi mới bị tình trạng kháng insulin và chưa tiến triển thành tiểu đường, chúng ta chỉ cần tránh kích hoạt tuyến tụy tiết insulin một thời gian thì dần dần tình trạng kháng insulin sẽ được đảo ngược.
Cần làm gì để đảo ngược tình trạng kháng insulin?
Tiến sĩ, bác sĩ Eric Berg đã chia sẻ về hai phương pháp đó là thực hiện chế độ ăn Keto và chế độ ăn gián đoạn.
Chế độ ăn keto (ketogenic) là chế độ ăn cắt giảm tối đa lượng carbohydrate (carb) nạp vào cơ thể, thay vào đó là bổ sung các chất béo có lợi. Còn nhịn ăn gián đoạn là một mô hình ăn uống có chu kỳ giữa thời gian nhịn ăn và ăn. Trong đó, bạn chỉ được ăn uống bình thường vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày hoặc trong tuần và toàn bộ thời gian còn lại phải nhịn hoàn toàn hoặc nạp vào rất ít calo.
Khi nguồn cung cấp glucose đến từ thức ăn bị cắt giảm, nồng độ đường trong máu sẽ không tăng cao một thời gian, từ đó hiện tượng kích hoạt tuyến tụy tiết insulin cũng bị gián đoạn. Lúc này, chúng ta sẽ đạt được mục đích đảo ngược tình trạng kháng insulin. Lưu ý, phương pháp này áp dụng khi tình trạng kháng insulin ở giai đoạn đầu, chưa tiến triển thành tiểu đường.
Tiến sĩ, bác sĩ Eric Berg cho biết, phải mất từ 3 đến 8 tháng hoặc hơn để có thể làm được điều đó. Hiệu quả thu được khi áp dụng hai phương pháp này đó là:
- Áp dụng chế độ ăn keto: Cải thiện được 20-30% sự đề kháng insulin.
- Áp dụng chế độ ăn gián đoạn: Cải thiện được 60% sự đề kháng insulin.
- Khi kết hợp cả hai phương pháp trên: Cải thiện được khoảng 60% sự đề kháng insulin.
Bản thân chế độ keto lành mạnh đã tăng cường cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất để ổn định đường huyết, đảo ngược quá trình để kháng insulin như Kẽm, crom, magie, kali, vitamin D. Nếu muốn thu được hiệu quả nhanh hơn, bạn nên kết hợp thêm các chế độ như:
- Tăng cường tập luyện thể dục.
- Giảm stress.
- Ngủ đủ giấc.
- Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột nhằm giảm đề kháng insulin.
- Phơi nắng để bổ sung vitamin D.
- Giảm viêm nhiễm.
- Tránh tiếp xúc với các chất độc từ môi trường.
Bổ sung lợi khuẩn giúp cải thiện tình trạng kháng insulin
Khi kết hợp tất cả các yếu tố trên, bạn sẽ cải thiện được hơn 90% sự đề kháng insulin, từ đó giúp phòng ngừa tiền tiểu đường và tiểu đường.
Cách thực hiện chế độ ăn keto và ăn gián đoạn
Chế độ ăn keto
Keto với tên gọi đầy đủ là “Ketogenic diet” với thực đơn hạn chế tối đa carbohydrates, tăng chất béo lành mạnh để cơ thể sử dụng nó như một dạng năng lượng. Trong chế độ này, các chất dinh dưỡng được hấp thụ chủ yếu là chất béo, protein, đường huyết không tăng do không cung cấp nhiều carbohydrates.
Sau khoảng 5 ngày áp dụng chế độ Keto, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái Ketosis vì thiếu năng lượng từ carbs. Khi rơi vào trạng thái này, cơ thể bắt đầu sản sinh Ketones và các hợp chất tự nhiên khác để sử dụng thay cho lượng carbs thiếu hụt. Ngoài ra cơ thể sẽ đốt cháy chất béo để có thêm năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ thể.
Không có một thực đơn cố định cho chế độ ăn Keto, bạn có thể lựa chọn cho mình những thực phẩm ít carbohydrate, nhiều protein và chất béo lành mạnh sao cho tỷ lệ thành phần dinh dưỡng 1 ngày của bạn bao gồm dưới 10% carbohydrate, 20% protein, còn lại hơn 70% là chất béo.
Những thực phẩm được gợi ý cho chế độ ăn keto đó là:
- Chất béo tự nhiên: Calo cung cấp trong chế độ ăn Keto chủ yếu đến từ chất béo, bạn có thể lựa chọn những loại chất béo tốt từ: dầu bơ, dầu dừa, dầu ô liu,…
- Thịt hữu cơ: Loại thịt này chứa lượng carb rất thấp nhưng lại chứa lượng protein cao nên khi dùng trong chế độ ăn Keto, cũng chỉ nên dùng ở mức hạn chế.
- Trứng: Tất cả các món ăn từ trứng đều có thể áp dụng trong chế độ ăn Keto (trứng chiên, trứng ốp la, trứng luộc,…).
- Cá và hải sản: Bạn nên chọn ưu tiên các loại cá béo để cung cấp thêm omega-3.
- Rau: Những loại rau “low-carb” như: Cà chua, rau xanh, súp lơ, dưa leo,…
- Phô mai.
- Các loại hạt: hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh,… Chúng được ưu tiên sử dụng cho các bữa ăn phụ để cung cấp năng lượng, tránh trường hợp quá đói dẫn tới cơ thể mệt mỏi.
Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân tốt cho người có tình trạng kháng insulin
Chế độ nhịn ăn gián đoạn
Bạn có thể thực hiện một chế độ nhịn ăn gián đoạn sau đây sao cho phù hợp với lịch trình làm việc, nghỉ ngơi của bạn:
Các hình thức theo ngày
- Nhịn ăn gián đoạn 16:8: Nhịn ăn liên tục 16 tiếng, ăn trong 8 tiếng. Đây là hình thức phù hợp với hầu hết người mới bắt đầu.
- Nhịn ăn gián đoạn 20:4: Nhịn ăn liên tục 20 tiếng, ăn trong 4 tiếng (Bạn có thể ăn một bữa ăn lớn hoặc chia thành hai bữa ăn nhỏ trong 4 tiếng).
- Nhịn ăn gián đoạn OMAD (one meal a day): 1 ngày bạn chỉ ăn 1 bữa sao cho đủ calo cho cả ngày.
Các hình thức theo tuần
- Nhịn ăn gián đoạn 5:2: Trong tuần chỉ thực hiện 2 ngày ăn ít (mỗi ngày bạn ăn 500 - 600 calo). 5 ngày còn lại ăn đủ calo.
- Nhịn ăn gián đoạn Ăn - Dừng - Ăn: Trong tuần có 1 hoặc 2 ngày nhịn, các ngày còn lại ăn đủ calo.
- Nhịn cách ngày: Cứ 2 ngày ăn thì có 1 ngày nhịn xen kẽ nhau.
Làm thế nào để biết tình trạng kháng insulin của bạn đã được cải thiện?
Để biết được tình trạng kháng insulin của người bệnh đã được cải thiện chưa và cải thiện đến mức nào, y học có sử dụng 1 chỉ số đánh giá là Homa IR. Chỉ số này được tính dựa trên nồng độ đường huyết lúc đói và nồng độ insulin, phản ánh tình trạng kháng insulin của bệnh nhân tiểu đường mức độ nhẹ có lượng bài tiết insulin được duy trì tương đối tốt. Tuy nhiên, thực tế lâm sàng cho thấy, rất ít khi người bệnh được chỉ định kiểm tra chỉ số này.
Bạn có thể nhận biết tình trạng kháng insulin của mình đã được cải thiện hay chưa dựa vào những dấu hiệu sau đây:
- Không còn bị đói nhiều và đói liên tục như trước.
- Giảm mỡ bụng: điều đó có nghĩa là lượng chất béo xung quanh các cơ quan, đặc biệt là ở gan cũng đã giảm xuống.
Giảm mỡ bụng là một trong những biểu hiện giảm kháng insulin
- Huyết áp giảm (nếu trước đó mức huyết áp của bạn cao hơn bình thường). Đó là do khi có nồng độ insulin và đường trong máu cao, thành mạch bị tổn thương, xơ vữa và trở nên “cứng” hơn, làm tăng huyết áp. Khi thực hiện ăn keto và ăn gián đoạn, nếu kết hợp sử dụng thêm vitamin D thì huyết áp sẽ được cải thiện, nhưng phải mất thời gian dài, có thể là đến 1 năm.
- Lượng đường trong máu của bạn được giữ an toàn.
- Không có hiện tượng bình minh. Hiện tượng bình minh là tình trạng đường huyết tăng bất thường (khoảng 10 đến 20 mg/dl) vào sáng sớm, thường là từ 3 đến 8 giờ sáng. Nếu đang áp dụng hai chế độ ăn trên, buổi sáng thức dậy thấy đường huyết cao thì có nghĩa là bạn đang trong quá trình chuyển đổi giai đoạn thích nghi với ketosis và bạn vẫn bị kháng insulin. Còn khi hiện tượng này biến mất nghĩa là tình trạng kháng insulin đã được cải thiện.
- Cảm thấy khỏe hơn, có nhiều năng lượng hơn, không còn mệt mỏi nhiều.
Cảm thấy khỏe mạnh hơn là dấu hiệu giảm kháng insulin
- Cảm thấy ăn ngon miệng hơn, hài lòng khi ăn. Khi bị kháng insulin, dù thường xuyên bị đói và ăn nhiều nhưng bạn lại không cảm thấy thỏa mãn sau khi ăn. Còn nếu bạn cảm thấy hài lòng sau bữa ăn thì chứng tỏ đường đã được đưa vào tế bào và sinh năng lượng, tế bào đã không còn “từ chối” gắn với insulin nữa, nghĩa là tình trạng kháng insulin đã được cải thiện.
Có thể thấy, khi mới có tình trạng kháng insulin, chúng ta có thể đảo ngược nó bằng cách áp dụng các chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý. Tuy nhiên, nếu hiện tượng kháng insulin đã diễn ra trong thời gian dài và tiến triển thành bệnh tiểu đường, bạn cần áp dụng các biện pháp tích cực hơn để hạ và ổn định đường huyết như:
- Sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ.
- Kiêng những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao, tập luyện thể dục đều đặn hàng ngày.
- Sử dụng thêm các sản phẩm chuyên cho bệnh tiểu đường, có các thành phần từ thảo dược và nguyên tố vi lượng như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, kẽm, selen, chrom, magie, acid alpha lipoic, acid folic để hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh. Sản phẩm bạn nên sử dụng là BoniDiabet + của Mỹ. Bạn uống với liều 4-6 viên/ngày, sau 1-2 tháng, đường huyết sẽ giảm về ngưỡng an toàn hơn. Sau khoảng 3 tháng, nồng độ đường trong máu sẽ ổn định hơn, các biến chứng của bệnh được phòng ngừa hiệu quả.
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng kháng insulin, các phương pháp hiệu quả để đảo ngược nó. Việc chống lại hiện tượng kháng insulin rất quan trọng, đặc biệt là với người có nguy cơ cao và mắc tiền tiểu đường, nhằm đưa đường huyết về mức an toàn, phòng ngừa tiến triển thành tiểu đường đồng thời giúp họ sống khỏe mạnh hơn. Nếu còn băn khoăn gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được các dược sĩ đại học giải đáp.
XEM THÊM:
- Chỉ số glucose trong máu bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
- Top 13 thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường