Mục lục [Ẩn]
Các khớp ngón tay đang bình thường đột nhiên bị sưng đau, hoạt động khó khăn thì chứng tỏ bạn đang gặp vấn đề nào đó. Tình trạng này có thể do bạn bị chấn thương hoặc mắc các bệnh lý về khớp gây ra. Vậy cụ thể, sưng đau các khớp ngón tay là bị làm sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!
Sưng đau các khớp ngón tay là bị làm sao?
Sưng đau các khớp ngón tay là bị làm sao?
Khớp ngón tay là nơi 2 đốt xương ngón tay tiếp xúc với nhau hoặc là nơi xương ngón tay tiếp xúc với xương bàn tay. Thông thường, mỗi bàn tay chúng ta đều có 14 khớp ngón tay. Dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và sự phối hợp của hệ thống cơ, gân cơ và dây chằng, các khớp ngón tay có thể cử động linh hoạt để cầm, nắm, nâng, hạ… tùy ý. Tuy nhiên, khi bạn gập ngón tay bị đau hoặc sưng khớp ngón tay, khả năng hoạt động sẽ bị cản trở. Vậy, tình trạng sưng đau các khớp ngón tay là bị làm sao?
Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây đau các khớp ngón tay, thường gặp nhất là:
Do chấn thương
Khi bạn bị va đập mạnh vào khớp ngón tay, vị trí này sẽ bị thương và gây đau. Một số dạng chấn thương khớp ngón tay thường gặp gồm:
- Căng kéo: Gồm giãn, rách các cơ, gân cơ.
- Bong gân: Giãn hoặc rách các dây chằng.
- Nứt hoặc gãy các khớp ngón tay: Xảy ra khi đấm hoặc bị vật nặng rơi vào tay.
- Trật khớp: Đốt ngón tay bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
Sưng đau các khớp ngón tay có thể do bạn bị trật khớp
Triệu chứng của chấn thương khớp ngón tay khá đa dạng và mức độ đau cũng khác nhau, cụ thể:
- Đối với tình trạng căng cơ hay bong gân ở khớp ngón tay, người bệnh thường đau, sưng chỗ bị tổn thương, giảm tính linh hoạt của khớp, cứng khớp, giới hạn cử động.
- Nếu khớp ngón tay bị nứt hoặc gãy, các biểu hiện thường gặp bao gồm bầm tím, ngón tay bị giới hạn cử động hoặc thậm chí hoàn toàn bất động. Một số trường hợp còn bị tê ngứa hoặc kim châm ở ngón tay, ngón tay có dấu hiệu bị gập góc bất thường.
Khi gặp một trong số những chấn thương nêu trên, bạn nên để khớp nghỉ ngơi. Nếu khớp sưng đỏ đau vừa phải, bạn có thể chườm đá nhẹ nhàng, đồng thời nâng khớp bị thương cao hơn tim để nhanh giảm sưng. Trong trường hợp đau nhiều, bạn hãy đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác và có phương pháp xử lý kịp thời.
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là bệnh lý liên quan tới quá trình lão hóa, gây mất sụn ở xương. Bệnh này có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả các khớp ngón tay. Viêm xương khớp thường gặp ở người trên 60 tuổi với biểu hiện bao gồm:
- Sưng các khớp ngón tay
Viêm xương khớp thường gây sưng đau các khớp ngón tay ở người cao tuổi
- Cứng khớp, nhất là vào buổi sáng.
- Yếu cơ gần các khớp ngón tay.
- Giảm tính linh hoạt và khả năng vận động các khớp ngón tay bị viêm.
- Có tiếng động khi bẻ khớp ngón tay.
Đối với bệnh lý này, tùy mức độ viêm và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê thuốc tây y phù hợp. Ngoài điều trị nội khoa, một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp vật lý trị liệu để gia tăng sức mạnh cho khớp, giảm cứng khớp, thậm chí là phẫu thuật gỡ bỏ các sụn khớp bị tổn thương.
Viêm khớp dạng thấp
Đây cũng là một đáp án cho câu hỏi “sưng đau các khớp ngón tay là bị làm sao?”. Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn, thường gây ảnh hưởng tới các khớp ở bàn tay, cổ tay và đầu gối. Ban đầu, bệnh khởi phát, gây viêm và sưng đau ở những khớp nhỏ như khớp ngón tay, cổ tay. Sau đó, bệnh mới lan sang các khớp khác.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở các khớp ngón tay thường gặp bao gồm:
- Khớp ngón tay đau ở 1 hoặc cả 2 bàn tay.
Viêm khớp dạng thấp gây sưng đau ở 1 hoặc cả 2 khớp ngón tay
- Các khớp ngón tay bị cứng, nhất là vào buổi sáng.
- Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, sụt cân.
Đối với viêm khớp dạng thấp, mục tiêu điều trị bệnh là giảm viêm, giảm đau, cải thiện chức năng cử động của các khớp, đồng thời phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc chống miễn dịch, thuốc giảm viêm, giảm đau tại chỗ. Nếu cần thiết, các phương pháp vật lý trị liệu (tăng khả năng vận động cho khớp), nhiệt trị liệu (thư giãn các cơ ngón tay và tăng độ trơn của khớp), áp lạnh (giảm đau và viêm) sẽ được chỉ định.
Bệnh gút
Đây là bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính gây tăng acid uric máu, hình thành tinh thể muối urat và lắng đọng ở các khớp. Chính sự lắng đọng đó gây phản ứng viêm ở khớp (còn gọi là cơn gút cấp), khiến khớp sưng đỏ, bỏng rát và đau dữ dội.
Thông thường, bệnh gút gây sưng đau khớp ở ngón chân cái, sau đó mới lan sang các khớp khác. Tuy nhiên cũng có trường hợp, bệnh khởi phát ở các khớp ngón tay. Do đó, bệnh gút cũng là một đáp án cho câu hỏi “Sưng đau các khớp ngón tay là bị làm sao?”.
Đối với bệnh lý này, acid uric máu càng cao, tần suất tái phát cơn gút cấp càng nhiều. Về lâu dài, người bệnh còn phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như hạt tophi gây tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận…
Bàn tay của người bệnh gút có biến chứng hạt tophi
Nguyên tắc để điều trị bệnh gút là giảm đau khi có cơn gút cấp và hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn để ngăn ngừa cơn đau tái phát, phòng ngừa các biến chứng. Để thực hiện mục tiêu đó, các loại thuốc tây sẽ mang lại tác dụng nhanh nhưng có nhiều tác dụng phụ đi kèm. Đặc biệt, người bệnh gút phải uống thuốc lâu dài nên sử dụng thuốc tây không phải giải pháp tối ưu.
Xu hướng hiện nay của y học hiện đại chính là sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp đẩy lùi bệnh gút bởi tính an toàn và hiệu quả cao. Để hiểu rõ hơn về xu hướng này, mời các bạn xem lời chia sẻ của TS.BS Nguyễn Chí Bình, Bệnh viện Lão Khoa Trung ương ở video sau đây:
TS.BS Nguyễn Chí Bình chia sẻ giải pháp phù hợp dành cho người bệnh gút
Trong chương trình, bác sĩ nhắc đến sản phẩm BoniGut + của Mỹ hội tụ đầy đủ các loại thảo dược thiên nhiên, giúp khắc phục bệnh gút hiệu quả, là giải pháp tối ưu cho người bệnh.
BoniGut + - Giải pháp từ thiên nhiên nhẹ nhàng giúp đẩy lùi bệnh gút
BoniGut + là sản phẩm có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng. Công thức toàn diện của BoniGut + là sự kết hợp tinh tế của nhiều loại thảo dược quý, được chia thành từng nhóm tác dụng như sau:
Nhóm thành phần giúp hạ acid uric máu
- Quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn: Các thảo dược này có tác dụng giúp ức chế enzyme xanthine oxidase - enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp acid uric, từ đó giúp ức chế hình thành acid uric trong máu. Đồng thời, tính kiềm của hạt cần tây còn giúp trung hòa acid uric trong máu.
- Trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử, bách xù: Nhóm thảo dược này có tác dụng giúp lợi tiểu, từ đó giúp tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu.
Nhóm thành phần giúp giảm đau, chống viêm
BoniGut + kết hợp các thảo dược như lá húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa, quả anh đào đen, hạt cần tây… giúp chống viêm, giảm đau theo nhiều cơ chế khác nhau, cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu, đau đớn trong cơn gút cấp.
Thành phần toàn diện của BoniGut +
Nhờ đó, BoniGut + mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh gút. Sản phẩm giúp:
- Hạ acid uric trong máu về ngưỡng an toàn.
- Ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát.
- Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh gút.
- Chống viêm, giảm đau nhức trong cơn gút cấp, cải thiện tốt tình trạng sưng đau khớp ngón tay.
Chất lượng của BoniGut + đã được hàng vạn người bệnh gút kiểm chứng
Từ khi được công ty Botania phân phối trên thị trường, sản phẩm BoniGut + đã được hàng vạn bệnh nhân gút đón nhận, sử dụng và phản hồi tốt. Đây chính là minh chứng thực tế về chất lượng của sản phẩm.
Như trường hợp của chú Phạm Văn Phong, 60 tuổi, ở khu T30, thôn Xuân Thủy, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Chú Phạm Văn Phong, 60 tuổi
Chú uống bia nhiều nên bị gút từ 5 năm trước. Hôm đó, chú đang ngủ thì có cơn gút cấp ở ngón chân cái, nó sưng đỏ lên, đau kinh khủng lắm, không làm gì được. Chú đi khám thì acid uric lúc đó là 480 µmol/l, phải uống tận 3 ngày thuốc tây mới hết đau. Từ đó trở đi, cứ thi thoảng, cơn gút cấp lại xuất hiện, không chỉ ở khớp chân mà khớp ngón tay chú cũng bị sưng đau, rồi hạt tophi mọc lên làm chú hoạt động khó khăn. Vậy mà từ khi uống BoniGut + của Mỹ, chú không còn thấy cơn đau nào xuất hiện, khớp chân, khớp tay êm dịu. Có dịp chú uống vài cốc bia, ăn vài con tôm cũng không sao cả, acid uric máu đã giảm còn 341µmol/l. Hạt tophi cũng nhỏ dần đi rồi.
Cách sử dụng BoniGut
Người bệnh nên dùng BoniGut + hàng ngày đều đặn với liều 4-6 viên/ngày (tùy tình trạng bệnh của từng bệnh nhân), chia 2 lần.
Sau khoảng 1-2 tháng, các cơn gút cấp sẽ giảm rõ rệt về tần suất và mức độ đau. Sau khoảng 2-3 tháng, acid uric sẽ được hạ rõ rệt về ngưỡng an toàn hơn.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết sưng đau các khớp ngón tay là bị làm sao. Đối với trường hợp do bệnh gút gây ra, bạn hãy để BoniGut + của Mỹ giúp các bạn đẩy lùi căn bệnh này một cách an toàn và hiệu quả. Nếu còn băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên số hotline 18001044, các dược sĩ đại học sẽ tư vấn cụ thể cho bạn nhé!
XEM THÊM:
- Cao hổ cốt liệu có phải là “thần dược” cho người bệnh gút?
- Bị gút có nên chườm đá không? Làm sao để cải thiện bệnh hiệu quả?