Mục lục [Ẩn]
Phần lớn, chúng ta đều rõ bệnh gút có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân. Thế nhưng, ít ai biết rằng yếu tố căng thẳng, stress cũng khiến bệnh tình tồi tệ hơn. Vậy cụ thể, stress và bệnh gút có mối liên hệ như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Mối liên hệ giữa stress và bệnh gút là gì?
Bệnh gút tổng quan
Bệnh gút hình thành do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, làm tăng nồng độ axit uric máu. Chúng dễ chuyển thành muối urat và lắng đọng ở các tổ chức.
Tại khớp, muối urat tích tụ lại sẽ kích hoạt phản ứng viêm, gây cơn gút cấp với các biểu hiện khớp sưng, đỏ, bỏng rát và đau dữ dội. Axit uric máu càng cao, cơn gút cấp càng dễ tái lại. Tình trạng này cũng là khởi nguồn của hàng loạt biến chứng nguy hiểm như hạt tophi gây hủy hoại khớp, sỏi thận, suy thận…
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng axit uric máu và hình thành bệnh gút là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật), đồ uống chứa cồn (rượu bia)... sẽ khiến nồng độ độ axit uric tăng cao. Đây cũng là nguyên nhân kích hoạt cơn đau gút cấp.
Bởi vậy, người bệnh luôn phải kiêng khem nghiêm ngặt trong chế độ ăn uống để kiểm soát bệnh gút. Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng stress cũng là yếu tố tác động, khiến bệnh này tồi tệ hơn.
Mối liên hệ giữa stress và bệnh gút
Trước khi tìm hiểu mối liên hệ giữa tâm lý căng thẳng, stress và bệnh gút, bạn nên biết stress do đâu:
Stress từ đâu xuất hiện?
Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng, xảy ra khi cơ thể cố gắng vượt qua áp lực và thích nghi với những thay đổi trong môi trường sống.
Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng
Nguyên nhân dẫn tới stress thường do hai yếu tố bao gồm:
- Yếu tố từ bên trong
- Sức khỏe: Tình trạng sức khỏe không tốt như bị ốm đau, thiếu dinh dưỡng, bị bệnh hiểm nghèo và kể cả bệnh gút cũng gây stress.
- Tâm lý: Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế, tự tạo áp lực cho bản thân, thường xuyên mất ngủ, sử dụng chất kích thích,...
- Yếu tố từ bên ngoài
- Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn.
- Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh.
- Môi trường: Ô nhiễm khói bụi, giao thông tắc nghẽn…
- Gia đình không hạnh phúc: Bất hòa với bố mẹ, người thân trong gia đình, mất bạn bè, người thân,...
- Xã hội: Áp lực công việc, mâu thuẫn xung đột với người xung quanh, gặp rắc rối trong vấn đề tài chính, bệnh thành tích học tập,...
Khi bị stress, con người sẽ dần mất khả năng kiềm chế cảm xúc, luôn căng thẳng, hay cáu gắt, dễ thất vọng và dễ khóc. Thậm chí, họ còn có xu hướng sống không lành mạnh như làm hại bản thân hoặc người khác, sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện…
Stress không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lý mà còn là yếu tố tác động tiêu cực đến các bệnh lý khác, trong đó có bệnh gút.
Mối liên hệ giữa stress và bệnh gút
Với bệnh gút, stress là yếu tố khởi phát cơn gút cấp ít được quan tâm. Thực tế, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, stress có liên quan đến việc tăng acid uric máu trong cơ thể (1).
Stress có liên quan đến việc làm tăng nồng độ acid uric máu
Thêm nữa khi stress, khả năng chuyển hóa của cơ thể cũng bị cản trở, trong đó có quá trình đào thải acid uric máu. Chính vì vậy mà mỗi khi tâm lý lo lắng, căng thẳng, cơn gút cấp dễ xuất hiện.
Bởi thế, bên cạnh chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, người bệnh gút cần áp dụng thêm các biện pháp giúp xả stress.
Một số cách xả stress đơn giản và hiệu quả
Những cách giúp giảm căng thẳng, xả stress cho người bệnh gút bao gồm:
Hít thở sâu
Hít thở sâu sẽ đưa không khí lấp đầy phổi. Điều này có nghĩa là phần thấp nhất của phổi cũng được nhận đầy đủ khí oxy và khí carbon dioxide được đẩy ra ngoài tối đa. Một mặt, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể sẽ được cung cấp đủ oxy để hoạt động. Mặt khác, khi tập trung vào hơi thở, tình trạng căng thẳng cũng dịu đi.
Do đó, bạn nên dành 15 - 30 phút mỗi ngày để thực hiện thói quen hít thở sâu.
Tập thể dục thường xuyên
Lúc đang trong cơn gút cấp, bạn cần để khớp nghỉ ngơi hoàn toàn. Còn khi không bị đau nữa, bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Cách này sẽ kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin, giúp tinh thần sảng khoái, giảm stress hiệu quả.
Tập thể dục giúp xả stress
Bạn nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội… Khi tập luyện, bạn hãy kết hợp thêm tắm nắng để cơ thể tăng cường tổng hợp vitamin D, vừa tốt cho sức khỏe xương khớp, vừa giúp bạn ngủ ngon hơn.
Dùng âm nhạc để thư giãn tinh thần
Âm nhạc cũng là cách để người bệnh gút giảm căng thẳng hiệu quả. Những bản nhạc du dương, nhịp điệu chậm sẽ xoa dịu tâm trí và thư giãn tinh thần. Bạn có thể nghe hoặc tự mình chơi nhạc để xả stress.
Làm từ thiện
Việc giúp đỡ người khác và nhận lại nụ cười cũng như lời cảm ơn của họ sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra khi làm từ thiện, cơ thể con người sẽ tiết ra nhiều endorphin hơn. Đây cũng là một hormone hạnh phúc, mang lại cảm giác hưng phấn, giảm stress hiệu quả.
Đảm bảo giấc ngủ ngon
Ngủ là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Sau một đêm nghỉ ngơi, não bộ sẽ tăng tiết hormone dopamin để tạo cảm giác hưng phấn, tạo động lực cho cơ thể bắt đầu một ngày mới.
Nếu chu kỳ giấc ngủ không được đảm bảo, hoạt động sản xuất hormone cũng bị ảnh hưởng theo. Cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của bạn đều sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên sắp xếp công việc và dành ra 7-9 tiếng mỗi đêm để ngủ.
Song song với việc áp dụng biện pháp xả stress, bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học để kiểm soát tốt bệnh gút.
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người bệnh gút
Để giảm acid uric, ngăn cơn đau tái phát, bạn nên:
- Hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt dê…), hải sản, nội tạng động vật…
Những thực phẩm người bệnh gút nên kiêng
- Hạn chế các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tre, nấm, giá,... vì sẽ làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
- Không uống các loại nước uống chứa cồn như rượu, bia,...
- Uống nhiều nước (tối thiểu từ 2 - 3l nước mỗi ngày) để cơ thể đủ nước đào thải acid uric máu.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm, rau xanh giàu chất xơ như cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, táo, lê, nho, củ sắn,.. giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm.
- Nên uống nước khoáng không ga (giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế kết tinh urat tại thận).
- Bổ sung các thực phẩm có tính kiềm để trung hòa lượng acid trong cơ thể: Rau họ cải (súp lơ xanh, cải xoăn, bắp cải…), cây cần tây, rau quả họ bầu bí, rau thơm (bạc hà, húng quế, kinh giới…)...
- Uống nước ép rau củ quả, đủ màu sắc xanh đỏ tím vàng (cần tây, củ dền đỏ, dưa chuột, cà rốt, củ gừng, quả táo/ổi). Các nhà khoa học đã chứng minh loại nước ép này vừa giúp kiềm hóa cơ thể, vừa giúp thải độc, rất tốt cho người bệnh gút.
- Sử dụng BoniGut + của Mỹ: Đây là sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược, giúp giảm acid uric máu theo cả 3 cơ chế đột phá bao gồm:
- Ức chế enzym xanthin oxidase nhờ quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn.
- Trung hòa acid uric trong máu nhờ tính kiềm của hạt cần tây.
- Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric nhờ trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử, bách xù.
Ngoài ra, BoniGut + còn giúp chống viêm, giảm đau nhờ tác dụng của tầm ma, kim sa, gừng, bạc hà. Nhờ đó, BoniGut + giúp kiểm soát tốt bệnh gút, ngăn cơn gút cấp tái phát, đồng thời phòng ngừa hiệu quả biến chứng cho người bệnh.
Như vậy, căng thẳng stress là một yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát cơn gút cấp. Do đó, ngoài kiêng khem trong chế độ ăn uống, bạn đừng quên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, xả stress. Chúc các bạn khỏe mạnh!
XEM THÊM: