Mục lục [Ẩn]
“Chưa đau chưa biết gút hành – Đau rồi mới biết an lành quý trân”. Quả thực chỉ những ai đã bị gút mới hiểu được nỗi thống khổ của căn bệnh này khi mà năm thỉnh mười thoảng lại bị những cơn đau gút cấp hành hạ, ăn uống thì phải kiêng khem đủ thứ đồng thời còn luôn đối mặt với nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Bệnh gút gây ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống khiến người bệnh chán chường, phiền muộn. Dưới đây là 5 điều bạn cần nằm lòng để có thể kiểm soát tốt căn bệnh này.
Gút là gì? Nguyên nhân gây bệnh gút.
Đầu tiên, bạn cần có cái nhìn tổng quan về bệnh gút: đây là tình trạng đặc trưng bởi viêm khớp vi tinh thể, do cơ thể tăng sản xuất hoặc giảm đào thải acid uric khiến nồng độ acid uric máu tăng cao kéo dài dẫn đến việc kết tinh hình thành các tinh thể muối urat lắng đọng tại các mô, khớp qua đó xuất hiện các triệu chứng viêm đau khó chịu.
Acid uric trong cơ thể là sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein nhân purine và được đào thải chủ yếu qua thận (90%). Bình thường chỉ số acid uric trong máu ở mức 210-420 µmol/l đối với nam giới và 150-350 µmol/l đối với nữ giới. Nguyên nhân gây ra bệnh gút là tất cả các yếu tố có khả năng làm acid uric máu tăng vượt mức an toàn trên và thường được chia thành 2 loại dưới đây:
- Nguyên nhân nguyên phát: bệnh gút xuất hiện đột ngột chưa rõ nguyên nhân (vô căn) nhưng đa số trường hợp lại gắn liền với lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh như là: uống nhiều rượu bia, ăn nhiều thực phẩm giàu nhân purine (các loại thịt đỏ, thịt chó, hải sản,…), lười vận động,…
- Nguyên nhân thứ phát:
+ Do di truyền và các rối loạn về gen (hiếm gặp)
+ Do một số bệnh lý hoặc thuốc: suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh thải acid uric của cầu thận, dùng thuốc lợi tiểu (furosemid, thiazid, acetazolamid,…), sử dụng thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính,…
Nguyên nhân gút liên quan ăn uống
Bệnh gút có những triệu chứng và biến chứng gì?
Bệnh gút đặc trưng bởi những cơn đau gút cấp khởi phát một cách đột ngột. Hoàn cảnh xuất hiện thường là sau một bữa ăn nhiều chất đạm uống nhiều rượu bia hoặc sau một chấn thương, một cuộc phẫu thuật.
Ban đầu bệnh nhân có thể thấy có một số dấu hiệu như là:
- Rối loạn thần kinh: đau đầu, mệt mỏi
- Rối loạn tiêu hóa: đau thượng vị, táo bón, ợ hơi
- Rối loạn tiết niệu: tiểu nhiều, tiểu rắt
- Khó cử động chân, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái
Triệu chứng đặc hiệu: đau khớp dữ dội, bỏng rát với biểu hiện sưng - nóng - đỏ - đau thường gặp nhất ở khớp ngón chân cái, khớp gối, khớp bàn ngón chân.
Sau khi bị gút cấp, bệnh tình có thể diễn biến thành gút mãn tính. Thời gian trung bình của giai đoạn tiến triển này kể từ khi xuất hiện đợt đau cấp đầu tiên là khoảng 11-12 năm, thậm chí có nhiều trường hợp chỉ sau có 3 năm. Khi bệnh trở thành mãn tính thì người bệnh sẽ gặp các vấn đề sau:
- Tái phát các cơn gút cấp với mức độ nặng nề hơn, kéo dài hơn và khỏi chậm hơn, tần suất tái phát càng mau chứng tỏ bệnh càng nặng. Ngoài các khớp ban đầu thì số khớp bị tổn thương ngày một tăng lên.
- Xuất hiện hạt tophi: do tích lũy muối urat tại các mô, sau nhiều năm tăng dần tạo thành các khối cục nổi lên dưới da với những đặc điểm:
+ Hình dạng tròn, kích thước và số lượng thay đổi.
+ Lớp da phủ trên đó thường mỏng, nhìn được cả màu trắng của hạt.
+ Hay gặp ở các vị trí vành tai, mỏm khuỷu, cạnh các khớp bị tổn thương.
+ Gây nên biến dạng các khớp, hạn chế khả năng vận động.
Bên cạnh những triệu chứng bệnh kể trên, người bệnh gút còn có nguy cơ gặp những biến chứng rất nguy hiểm điển hình như:
- Tàn phế khớp: khi các hạt tophi quá nhiều, kích thước quá lớn sẽ gây biến dạng khớp. Đồng thời phần da và cơ bao bọc quanh đó có thể quá tải rồi bị vỡ, muối urat rò rỉ ra làm vết thương khó liền dễ bị viêm nhiễm, nếu không điều trị kịp thời thậm chí phải tháo khớp hoặc cắt cụt chi. Ngoài ra hạt tophi còn có thể lắng đọng tại các cơ quan khác (thận, tim, mạch máu,…) gây ra những tổn thương nghiêm trọng.
- Hủy hoại thận: Vì acid uric được đào thải phần lớn qua thận nên rất dễ hình thành các tinh thể muối lắng đọng tại đây. Nếu lắng đọng tại xoang thận sẽ gây sỏi thận, viêm tắc đường niệu. Nếu lắng đọng trong ống thận có thể gây viêm thận kẽ, tắc ống thận, suy giảm chức năng thận thậm chí gây suy thận cấp rất nguy hiểm.
- Đột quỵ: các tinh thể urat còn có thể lắng đọng ở khu vực những mảng xơ vữa trong lòng mạch, làm giảm lưu thông máu, tổn thương cơ và van tim, tích tụ ở mạch máu não. Những biến chứng này thường khó phát hiện và điều trị, vì thế có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh Gút
Bởi vì bệnh gút có thể gây nên những biến chứng nặng nề như vậy nên người bệnh rất cần những biện pháp điều trị và điều chỉnh phù hợp kịp thời, tránh để bệnh tiến triển trầm trọng hơn. Và một trong những giải pháp mà nhiều người lựa chọn đó là sử dụng thuốc tây. Vậy có những loại thuốc tây nào thường được chỉ định trong bệnh gút và người bệnh có cần lưu ý gì khi sử dụng không?, mời các bạn theo dõi tiếp bài viết.
Khi nào cần dùng thuốc tây để điều trị bệnh gút và những điều cần lưu ý.
Việc điều trị bệnh gút bằng thuốc tây y cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, tùy từng giai đoạn và tình trạng bệnh sẽ có sự thay đổi điều chỉnh khác nhau. Dưới đây là các loại thuốc được dùng phổ biến:
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm ở các khớp bị tổn thương: Diclofenac, Celecoxib, Piroxicam,…
- Colchicine: thuốc có khả năng ức chế sự bám dính và thực bào, giảm khả năng di chuyển và hóa ứng động của bạch cầu trung tính tại ổ viêm, qua đó làm giảm phản ứng viêm của cơ thể với tinh thể urat.
- Các thuốc corticoid: có tác dụng chống viêm mạnh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, cho nên thường chỉ được dùng khi bệnh nhân không đáp ứng với colchicine và NSAIDs hoặc có bệnh lý không thể dùng dụng 2 loại trên ví dụ như viêm loét dạ dày tá tràng.
- Thuốc ức chế tổng hợp acid uric như là allopurinol, febuxostat,… giúp giảm nồng độ acid uric máu thông qua cơ chế ức chế enzym xanthine oxidase – là enzym cần thiết trong khâu chuyển hóa từ nhân purin thành acid uric.
- Thuốc tăng đào thải acid uric như probenecid, benzbromarone, lesinurad,… với cơ chế chung là tăng độ thanh thải acid uric của thận làm giảm acid uric máu.
- Thuốc hủy acid uric như rasburicase, pegloticase,… thưởng chỉ được chỉ định khi bệnh gút tiến triển nặng.
Bạn cần dùng thuốc tây y trong những trường hợp: bị gút cấp, dự phòng cơn gút cấp và điều trị kiểm soát acid uric máu trong gút mãn tính. Nhưng do các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ và khả năng tương tác với thuốc khác nên khi sử dụng bạn cần lưu ý:
- Trao đổi với bác sĩ để nắm được: mục đích dùng thuốc, cách dùng hiệu quả và thời gian dùng, tác dụng phụ, đối tượng chống chỉ định, tiền sử bệnh lý và tiền sử sử dụng thuốc của bạn.
- Uống nhiều nước và không tùy ý thay đổi liều lượng cách dùng.
- Cần thường xuyên thăm khám để có những điều chỉnh phù hợp kịp thời theo tình trạng bệnh.
Tuy nhiên sẽ lý tưởng hơn nếu bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh thông qua các biện pháp không dùng thuốc, một trong số đó là điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống.
Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống phù hợp.
Người bệnh gút cần thực hiện chế độ ăn và lối sống lành mạnh để tránh làm tăng nồng độ acid máu.
Về chế độ ăn uống:
- Kiêng ăn những thực phẩm giàu đạm có chứa nhiều nhân purin như: hải sản, thịt chó, các loại thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò, ...), nội tạng động vật (lưỡi, lòng, tim, gan, óc, ...), các loại trứng lộn, ...
- Hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm khác như: đạm động vật nói chung (thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, ...), các loại thủy sản (cá, tôm, cua, ốc, ...), một vài thực phẩm giàu đạm (đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh, đậu phụ, sữa đậu nành), ...
- Kiêng các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh vì chúng làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể như: măng tre, nấm, giá đỗ, ...
- Kiêng các loại đồ uống có cồn như bia rượu.
- Hạn chế uống đồ có tính lợi tiểu như đồ có ga, cafe, trà, ... vì làm giảm khả năng bài tiết acid uric qua thận.
- Hạn chế ăn uống đồ vị chua như nước cam, nước chanh, trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ hình thành các tinh thể muối urat kết tinh ở thận, tăng nguy cơ sỏi thận
- Ăn nhiều hơn các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả như: cải xanh, cải bắp, khoai tây, nho, táo, lê,...
- Nên uống nhiều nước để tăng đào thải acid uric và các tinh thể urat ra ngoài. Uống nhiều nước khoáng không có ga vì có tính kiềm giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urat tại thận, giảm nguy cơ sỏi thận.
Về lối sống:
- Giảm cân tránh béo phì, giữ thể trạng cân đối (giữ chỉ số khối BMI trong khoảng 18 đến 25).
- Tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng vừa sức thường xuyên đều đặn tối thiểu 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Tránh tập môn thể thao cường độ mạnh, tránh làm việc nặng quá sức.
- Giữ ấm cơ thể, ngâm chân nước ấm hàng tối giảm thiểu nguy cơ khởi phát đau gút cấp.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng stress.
Tập thể dục thường xuyên
Phương pháp sử dụng thảo dược thiên nhiên hỗ trợ kiểm soát bệnh gút.
Do lo ngại các vấn đề tác dụng phụ của thuốc tây y, nhiều người đã tìm đến các phương pháp đông y để hỗ trợ cải thiện vấn đề của họ. Vì vậy sử dụng thảo dược để phối hợp điều trị bệnh đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt với các bệnh lý mãn tính phải kiểm soát suốt đời, trong đó bệnh gút cũng không ngoại lệ.
Trong tự nhiên, có nhiều thảo dược đã được chứng minh có tác dụng giảm acid uric máu hiệu quả. Để giúp người bệnh dễ dàng tiếp cận và sử dụng phương pháp này, tập đoàn Viva Nutraceutical - tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe, có trụ sở tại Canada và Mỹ - đã cho ra đời sản phẩm BoniGut+.
BoniGut+ được sản xuất trên dây truyền hiện đại bậc nhất, đạt tiêu chuẩn GMP của FDA (Mỹ) đồng thời đã được Bộ Y tế Việt Nam chứng nhận an toàn hiệu quả và cấp phép lưu hành trên thị trường.
Về thành phần BoniGut+ có:
- Nhóm thảo dược giảm khả năng sản xuất acid uric trong cơ thể thông qua ức chế enzym xanthine oxidase: quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn, hạt cần tây. Ngoài ra hạt cần tây còn có tính kiềm giúp trung hòa acid uric trong máu.
- Nhóm thảo dược tăng đào thải acid uric qua thận: trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử.
- Nhóm thảo dược có tác dụng giảm đau chống viêm giúp giảm tần suất và giảm mức độ của các cơn đau gút: bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa, húng tây.
Với cơ chế tác dụng toàn diện như vậy mà trong hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam, BoniGut+ đã giúp rất nhiều người kiểm soát tốt acid uric máu của mình qua đó có thể quên đi được nỗi ám ảnh mang tên bệnh gút. Ví dụ như những chia sẻ sau đây của chú Phạm Quý Hưng, 62 tuổi, sống tại số nhà 34 ngõ 55, Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội:
Chú Phạm Quý Hưng
“Sau một đợt đau gút cấp dữ dội chú mới biết mình bị bệnh. Từ đó chú vô cùng khổ sở với căn bệnh này. Mặc dù ăn uống kiêng khem thì vẫn cứ 1,2 tháng lên một cơn đau cấp, đau đến dữ dội, tím tái mặt mày, chú ăn không ngon, ngủ không yên. Dạo đầu chưa quen với bệnh gút, có lúc thèm bát phở bò, con tôm quá, chú cứ bất chấp ăn chẳng nghĩ được nhiều. Tối về cơn đau ập tới ngay, chân sưng đỏ ửng, đau tới chết đi sống lại, chú uống cả vỉ Colchicin của Pháp mà không ăn thua. Sợ quá, về sau chú không dám ăn uống liều mạng như vậy nữa.
Sau đó chú thấy sản phẩm BoniGut được nhiều người khen quá nên chú đã tìm hiểu và mua về dùng thử. Được 2 tháng dùng thử đi kiểm tra lại, acid uric máu còn 395, thấy hiệu quả rõ nên chú uống BoniGut + liên tục suốt 2 năm nay. Mấy tháng đầu dùng 4 viên/ ngày chứ sau chú uống 2 viên thôi. Hơn 1 năm nay không có cơn đau cấp nào. Bạn bè chú nhiều người mới bị có vài tháng mà chân tay đã nổi đầy hạt tophi lên rồi, còn chú may gặp được BoniGut+ sớm nên đến giờ chân tay vẫn lành lặn, không có u cục gì cả. Tất cả phải cảm ơn BoniGut+.”
Hi vọng thông qua bài viết này bạn đã nắm được những điểm mấu chốt nhất trong việc điều trị kiểm soát bệnh gút để có thể thoát khỏi những vướng bận trước đây và cải thiện được chất lượng cuộc sống của bản thân. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số tổng đài 18001044 (miễn phí) để được tư vấn cụ thể. Xin cảm ơn!
XEM THÊM: