Bệnh gút và bệnh giả gút là bệnh lý do ứ đọng tinh thể muối tại khớp và mô liên kết. Biểu hiện lâm sàng của bệnh gút và bệnh giả gút rất giống nhau với hội chứng viêm một hoặc nhiều khớp cấp tính, tái diễn và một số biến chứng ở cơ quan khác. Tuy nhiên Bệnh gút và bệnh giả gút có nguyên nhân và điều trị hoàn toàn khác nhau. Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu căn bệnh này nhé.
Bệnh Gút là gì?
Bệnh gút (hay bệnh thống phong) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, đặc trưng bởi sự rối loạn chuyển hóa purin ở người, gây ra tăng acid uric máu và lắng đọng tinh thể urat natri ở các mô của cơ thể.
Bệnh giả Gút là gì?
Bệnh giả gút (Pseudogút) còn được gọi là bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate dihydrate (Calcium Pyrophosphate Dihydrate Crystal Deposition Disease – CPPD) là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi sự đột ngột, đau sưng tại một hoặc nhiều khớp; những đợt đau có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh gút (hay bệnh gút) là do rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Người ăn nhiều đạm, uống nhiều rượu bia, rối loạn chuyển hóa purin, chức năng thận suy giảm … đều gây tăng acid uric trong máu và bệnh gút.
Bệnh Giả gút là do lắng đọng muối canxi tại khớp. Bệnh thường phối hợp với một bệnh khác như: nhiễm sắc tố sắt, cường cận giáp trạng, nhiễm sắc tố ochronose, đái tháo đường, thiểu năng giáp trạng, bệnh Wilson …Bệnh nhân giả gút không cần chế độ ăn nghiêm ngặt như bệnh nhân gút.
Bệnh gút và bệnh giả gút đều gây cơn viêm khớp cấp tính và gây đau dữ dội. Tuy nhiên hai bệnh cũng có những dấu hiệu lâm sàng khác nhau.
Triệu chứng bệnh Gút và bệnh giả Gút
Triệu chứng bệnh Gút.
Bệnh gút thường khởi phát ở các khớp ngón chân cái (75% các trường hợp). Ngoài ra, cũng có biểu hiện ở mu bàn chân, cổ gân, gót chân, đầu gối, cẳng tay và khuỷu tay.
Bệnh gút thường gặp ở nam giới độ tuổi 30 – 40 tuổi. Phụ nữ bị gút thường sau tuổi tiền mãn kinh.
Triệu chứng bệnh giả Gút
Bệnh giả gút thường khởi phát ở khớp gối và các khớp lớn, sau đó là khớp cổ chân, cổ tay và khuỷu tay, rất hiếm gặp khớp ngón tay, ngón chân như bệnh Gút
Bệnh gặp đồng thời ở nam giới và nữ giới, người lớn tuổi trên 65 tuổi. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
Mức độ đau và viêm của bệnh Gút và bệnh giả Gút có gì khác nhau?
Mức độ đau và viêm ở bệnh gút và giả gút cũng khác nhau.
-
Cơn gút cấp thường tấn công về đêm, đột ngột và sưng đau dữ dội trong khoảng 12-24 giờ.
-
Trong khi bệnh giả gút thường gây đau từ từ trong nhiều ngày hơn và mức độ trầm trọng cũng ít hơn so với cơn gút cấp.
Tinh thể gây viêm khớp của bệnh Gút và bệnh giả Gút có gì khác nhau?
Bệnh gút là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa chất purin, làm tăng cao lượng acid uric trong máu, gây lắng đọng thành tinh thể urat, hình kim tại khớp và các mô mềm.
Bệnh giả gút hay còn gọi là bệnh vôi hóa do lắng đọng tinh thể muối calcium pyrophosphate dihydrate (CPPD) tại các khớp. Khác với bệnh gút là tinh thể hình kim, bệnh giả gút đặc trưng bởi các tinh thể muối calcium có hình thoi như hình sau:
Do đó để chẩn đoán chính xác bệnh gút, bệnh nhân nên làm xét nghiệm acid uric trong máu và soi kính hiển vi tinh thể gây viêm khớp.
Biến chứng bệnh Gút và bệnh giả Gút có giống nhau không?
Bệnh gút gây lắng đọng acid uric dưới da và hình thành các hạt tophi, trong khi bệnh giả gút không tạo hạt tophi.
Phương pháp điều trị bệnh
Điều trị bệnh giả Gút
Theo các chuyên gia, hiện không có phương pháp điều trị bệnh giả Gút cũng như phương pháp loại bỏ các tinh thể CPPD trong khớp xương dẫn đến bệnh giả Gút. Việc điều trị chỉ nhằm mục đích giảm đau và viêm, bao gồm:
-
Thuốc chống viêm non-steroid (NSAID) để kiểm soát đau và viêm trong các đợt tấn công của giả gút.
-
Colchicine: Đây là một trong những loại thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh gút nhờ đặc tính kháng viêm mạnh, nhưng cũng có thể hữu ích ở những người bị giả gút, những người không thể dùng NSAIDs.
-
Hút dịch khớp và tiêm nội khớp: để giảm đau và giảm áp lực trong khớp; tiến hành hút một lượng dịch khớp, sau đó tiêm hỗn dịch corticosteroid với thuốc tê vào để giảm viêm giảm đau.
-
Nếu giả gút do chấn thương hoặc một bệnh lý khác, cần tiến hành điều trị bệnh chính.
Ngoài ra, những bệnh nhân mắc bệnh giả Gút cũng cần chú ý đến chế độ nghỉ ngơi: bất động hoặc hạn chế vận động các khớp viêm trong thời gian viêm cấp.
Điều trị bệnh Gút
Bệnh gút tuy được biết đến từ rất lâu nhưng thực tế việc điều trị còn gặp nhiều bất cập. Điều trị cơn gút cấp thường không khó nhưng dự phòng tái phát bệnh, tránh những đợt viêm khớp tái phát và ngăn chặn bệnh chuyển sang mạn tính lại không hề đơn giản.
Điều trị cơn Gút cấp
-
Chấm dứt quá trình viêm cấp (kháng viêm không steroid, colchicine, corticoid)
-
Phòng ngừa cơn cấp tái phát thường xuyên (thuốc hạ uric)
-
Phòng ngừa sự lắng đọng thêm cũng như làm giải quyết các tophi sẵn có với các biện pháp làm giảm acid uric trong máu.
-
Ngoài ra cũng cần điều trị các bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và béo phì.
Ngoài các biện pháp sử dụng thuốc để điều trị cơn gút cấp, bệnh nhân vẫn cần tuân thủ các biện pháp điều trị dự phòng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Điều trị dự phòng Gút cấp
Mục đích của điều trị dự phòng là làm hạ thấp acid uric xuống dưới mức bình thường để dự phòng tái phát cơn gút cấp, dự phòng sự lắng đọng urat trong các tổ chức và dự phòng biến chứng.
-
Chế độ ăn uống:
Bệnh nhân cần nhận thức rằng ăn uống không hợp lý là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm tái phát bệnh. Do vậy bệnh nhân cần phải quan tâm đặc biệt đến chế độ ăn, áp dụng các chế độ ăn kiêng cụ thể như sau:
-
Uống nhiều nước để thận lọc tốt (2-4l/ngày).
-
Giảm ăn các thực phẩm giàu purin hay các thực phẩm giàu đạm như phủ tạng động vật, hải sản, với thịt chỉ ăn dưới 150g thịt/ngày…, ăn giảm calo.
-
Không uống rượu, bia, thậm chí rượu vang, rượu thuốc.
-
Chế độ sinh hoạt:
-
Duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh lạnh, tránh mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể chất (lao động quá mức, chấn thương…)
-
Giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý. Cần tập thể dục, đi bộ, chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội…
Nếu chế độ ăn uống, sinh hoạt đạt hiệu quả, tức là không có các cơn thường xuyên, acid uric máu <60mg/L (360µmol/l), không có hạt tophi và tổn thương thận… thì chỉ cần duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt như trên là đủ.
Nếu không, bệnh nhân cần phải dùng thêm các thuốc làm giảm acid uric máu.
-
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị Gút, đặc biệt các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên.
Có BoniGut, bệnh gút không còn đáng sợ nữa!
Hiện nay với BoniGut, người bệnh gút sẽ không còn phải lo lắng về những triệu chứng gút cấp khó chịu cũng như là nguy cơ xảy ra biến chứng nữa. Đây là sản phẩm chính hãng của tập đoàn Viva Nutraceuticals từ Mỹ và Canada - tập đoàn sản xuất dược phẩm, sản phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu thế giới. BoniGut được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania.
BoniGut là một trong những sản phẩm hiếm hoi trên thị trường dành cho người bệnh gút mà có thành phần 100% thảo dược, những thảo dược này phối hợp với nhau nhuần nhuyễn để giải quyết tất cả các khía cạnh của bệnh gút:
-
BoniGut giúp ức chế sự hình thành và tăng đào thải acid uric
-
BoniGut giúp giảm nồng độ acid uric máu
-
BoniGut giúp chống oxy hóa mạnh, bảo vệ các khớp
-
BoniGut giúp chống viêm, giảm đau nhức các khớp xương
-
BoniGut còn giúp tăng cường chức năng thận, bàng quang, sức khỏe đường tiết niệu
Đánh giá của khách hàng sử dụng BoniGut
Sau nhiều năm có mặt ở thị trường Việt Nam, BoniGut đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá rất cao từ những bệnh nhân trực tiếp sử dụng. Dưới đây là một số trường hợp mọi người có thể tham khảo:
Anh Nguyễn Văn Uyển (52 tuổi, ở thôn Tạ Thượng, xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, điện thoại: 0389.356.868):
Bị gút từ năm 2005, đã từng đi rất nhiều bệnh viện, uống nhiều loại thuốc nam, bắc khác nhau nhưng anh vẫn liên tục bị những cơn đau hành hạ, acid uric luôn là 620µmol/l, thậm chí còn có cục tophi to bằng 3-4 phân vuông. May mắn biết tới và sử dụng BoniGut, từ ngày dùng anh không còn bị đau nữa, ăn uống thoải mái hơn, acid uric chỉ còn 351µmol/l, còn cục tophi cũng lặn mất.
Chú Trần Văn Bân (61 tuổi, ở xóm 8, Xuân Bắc, Xuân Trường, Nam Định, điện thoại: 035.415.3352 / 02283.753.779):
Acid uric khi mới phát hiện ra là 590µmol/l, cứ 15- 20 ngày lại bị đau 1 lần, lần nào chú cũng phải uống thuốc giảm đau 3-4 ngày mới hết, đến năm thứ 2 bị gút thì ngón chân cái và đầu gối của chú bắt đầu xuất hiện hạt tophi. Kể từ ngày sử dụng BoniGut, không những chú không phải sử dụng thuốc giảm đau tây y vì không còn đau nữa mà acid uric cũng chỉ còn 320µmol/l, chú có thể ăn uống thoải mái hơn.
Chú Phạm Văn Hường, 52 tuổi, ở thôn Tri Lễ, xã Quang Trung, Phú Xuyên, Hà Nội, điện thoại: 0369.063.881:
Chú bị gút từ năm 1990, mỗi tháng đều đau 20 ngày, thậm chí có lần còn đau 50 ngày mới dứt, acid uric có khi lên tới 720µmol/l, đau đớn khủng khiếp. Thế mà từ ngày dùng BoniGut, bệnh đã đỡ hẳn, cơn đau thưa, giảm dần , chú đã có thể đi đứng lại bình thường, thậm chí chạy bộ được, acid uric chỉ còn 256µmol/l. Đặc biệt chú không cần ăn uống kiêng khem khổ sở như trước nữa rồi.
Bệnh Gút và bệnh giả Gút đều xảy ra do ứ đọng các tinh thể tại các mô khớp và mô liên kết. Tuy nhiên, về bản chất đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau cả về tinh thể lắng đọng và dấu hiệu bệnh, dẫn đến liệu pháp điều trị cũng có những khác biệt. Chính vì vậy mà việc chẩn đoán chính xác bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị.
BoniGut - Không còn nỗi lo bệnh gút !
Mời các bạn xem thêm: