Cảnh báo biến chứng suy thận trên bệnh nhân tiểu đường

Cập nhập: Thứ hai, 16/10/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Tiểu đường được coi là “sát thủ thầm lặng” cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm. Đó là bởi căn bệnh này tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó không thể không kể đến suy thận. Cùng chúng tôi phân tích kỹ hơn về biến chứng này thông qua bài viết dưới đây nhé!

 

Suy thận: Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Suy thận: Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

 

Chức năng của thận trong cơ thể

   Thận là cơ quan bài tiết chính của cơ thể, có hình hạt đậu, nằm trong khoang bụng sau phúc mạng, đối xứng với nhau qua cột sống.

   Chức năng chính của thận chính là lọc máu và bài tiết chất thải. Bình thường, khi chúng ta ăn các thực phẩm có nhiều chất đạm (protein), sau quá trình chuyển hóa sẽ có nhiều chất thải độc hại được tạo thành. Thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ mà thành của các mạch máu này lại có những lỗ rất nhỏ giống như những cái túi lọc.

   Khi máu chảy qua các mạch máu của thận, những chất độc hại có kích thước rất nhỏ (ure, acid uric,...) sẽ chui qua những lỗ lọc đó đi ra nước tiểu rồi được tống ra ngoài. Ngược lại, những chất hữu ích trong cơ thể như protein, tế bào hồng cầu có kích thước lớn nên không thể lọt qua những lỗ lọc của thận và vẫn được giữ lại trong máu.

   Bởi chức năng thận như vậy nên nếu trong máu có chứa lượng lớn một thành phần nào đó, chẳng hạn như glucose, bộ phận này sẽ phải hoạt động tăng cường hơn. Đây chính là khởi nguồn của bệnh lý trên thận.

 

Máu có lượng lớn phân tử đường sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều hơn

Máu có lượng lớn phân tử đường sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều hơn

 

Suy thận- Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

   Tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đường máu mãn tính. Nguyên nhân là do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng lại insulin, khiến đường huyết tăng cao hơn so với bình thường.

   Chính tình trạng đường máu tăng cao khiến thận phải hoạt động, lọc nhiều hơn. Sau thời gian dài phải làm việc quá tải, hệ thống lọc của thận bắt đầu bị phá hủy, các lỗ lọc to ra khiến nhiều protein bị lọt ra ngoài.

   Thời gian đầu, protein sẽ xuất hiện trong nước tiểu một lượng rất nhỏ. Nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị trong giai đoạn này sẽ giúp làm chậm quá trình suy giảm chức năng thận, ngăn ngừa tiến triển thành suy thận.

   Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tổn thương thận sẽ ngày càng nặng hơn. Hậu quả là có nhiều protein bị lọt ra nước tiểu, chức năng thận suy giảm dần.

   Cuối cùng, thận mất hoàn toàn chức năng, được gọi là suy thận giai đoạn cuối. Khi đó, nồng độ các chất thải độc hại trong cơ thể như ure, creatinin… tăng lên rất cao, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Lúc này, người bệnh buộc phải được điều trị bằng cách lọc máu thường xuyên để đẩy bớt chất độc ra ngoài, kéo dài sự sống.

   Có thể thấy, biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường rất nguy hiểm. Do đó tốt nhất ngay từ bây giờ, bạn nên áp dụng các biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng bệnh.

 

 Người bệnh tiểu đường nên chủ động phòng ngừa biến chứng suy thận

Người bệnh tiểu đường nên chủ động phòng ngừa biến chứng suy thận

 

Biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng suy thận cho người bệnh tiểu đường

   Để phòng ngừa hiệu quả biến chứng suy thận, người bệnh tiểu đường nên:

  • Kiểm tra chức năng thận thường xuyên: Việc này sẽ giúp bạn phát hiện ra thận có vấn đề từ sớm, đồng thời có hướng điều trị kịp thời.
  • Kiểm soát huyết áp thật tốt: Đối với bệnh tiểu đường, huyết áp tăng cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và suy thận. Do đó, bệnh nhân cần kiểm soát thật tốt huyết áp về ngưỡng < 130/80 mmHg (theo khuyến cáo của Hội Đái tháo đường Mỹ và Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế) bằng cách: 
  1. Giảm cân (nếu thừa cân).
  2. Ăn nhạt, giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày, không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như thịt muối, xúc xích, lạp xưởng…
  3. Không hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích.
  4. Tập thể dục đều đặn hàng ngày.
  • Kiểm soát đường huyết thật tốt: Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để phòng ngừa biến chứng suy thận nói riêng và các biến chứng khác của bệnh tiểu đường nói chung. Để làm được điều đó, người bệnh cần:
  1. Tuyệt đối tuân thủ theo điều trị của bác sĩ: Tùy thuộc mức độ đường huyết và tình trạng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ kê loại thuốc (thuốc hạ đường huyết đường uống, insulin), liều lượng phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm liều hoặc ngưng sử dụng thuốc.

 

Người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

 

  • Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày; hạn chế dùng thực phẩm giàu tinh bột (cơm, bún, phở…), thực phẩm giàu đường (bánh kẹo, mứt, hoa quả ngọt,...; ăn nhiều rau xanh và hoa quả ít ngọt (táo, cam, ổi…); tập thể dục đều đặn hàng ngày, vừa sức…
  • Sử dụng sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ: Với thành phần kết hợp thảo dược và các vi chất, BoniDiabet + sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết. Đặc biệt, sản phẩm còn chứa acid alpha lipoic giúp bảo vệ đáy mắt, cầu thận, giảm nguy cơ suy thận cho người bệnh.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm, vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa chúng ngay từ bây giờ. Và BoniDiabet + sẽ giúp bạn làm được điều đó, chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bốn bước để kiểm soát bệnh tiểu đường trọn đời

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 4 bước giúp kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng đón xem!

NSƯT Mạnh Cường trải lòng về căn bệnh tiểu đường

NSƯT Mạnh Cường phim "Cả một đời ân oán" tiết lộ bí mật gây sốc

Ăn hoa quả ngọt có bị tiểu đường không?

Có nhiều người băn khoăn: “Ăn hoa quả ngọt có bị tiểu đường không?”. Để giải đáp cho câu hỏi đó, xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết sau!

Tầm soát bệnh tiểu đường mang lại những lợi ích gì? Đối tượng nào nên tầm soát bệnh tiểu đường?

Tầm soát bệnh tiểu đường mang lại lợi ích gì? Đối tượng nào nên tầm soát bệnh tiểu đường? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi