Top 13 thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Cập nhập: Thứ sáu, 09/12/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Hầu hết, người bệnh tiểu đường chỉ để ý đến việc phải kiêng khem nghiêm ngặt như thế nào trong chế độ ăn uống, điều này khiến họ cảm thấy mệt mỏi và khó khăn. Nhưng ít ai biết rằng thực tế, khi mắc tiểu đường, chúng ta vẫn có thể ăn được thêm nhiều loại thực phẩm khác mà không làm tăng đường huyết, thậm chí còn hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Vậy cụ thể những loại thực phẩm đó là gì? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Top 13 thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường là gì?

Top 13 thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường là gì?

 

Hạ đường huyết về ngưỡng an toàn: Nhiệm vụ hàng đầu của người bệnh tiểu đường!

   Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa glucose mãn tính, xảy ra khi:

- Tuyến tụy không sản xuất đủ hormone insulin

- Cơ thể sử dụng không hiệu quả insulin (kháng insulin).

   Bình thường ở người khỏe mạnh, hormone insulin giúp vận chuyển phân tử đường vào tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể sống và hoạt động. Khi cơ thể rối loạn chuyển hóa, không sản xuất đủ hoặc đề kháng lại insulin, lượng glucose sẽ dần tăng lên trong máu, hình thành bệnh tiểu đường.

   Một mặt, tế bào không có nguyên liệu để tạo năng lượng sẽ gây triệu chứng mệt mỏi, đói nhiều, khát nhiều, gầy nhiều, sụt cân bất thường… Mặt khác, lượng đường máu tăng cao dần gây tổn thương đến các bộ phận trong cơ thể, hình thành các biến chứng nguy hiểm như:

- Trên mắt: Giảm thị lực, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng gây mù lòa

- Trên thận: Suy thận

- Trên tim mạch: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ…

 

Lượng glucose trong máu cao dễ gây biến chứng nhồi máu cơ tim

Lượng glucose trong máu cao dễ gây biến chứng nhồi máu cơ tim

 

- Trên hệ thần kinh: Tê bì tay chân, mất cảm giác, rối loạn tiêu hóa, suy giảm sinh lý…

   Như vậy, để chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường, nhiệm vụ hàng đầu của bệnh nhân chính là sử dụng giải pháp giúp hạ đường huyết về mức an toàn. Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc tây y kèm theo lời khuyên kiêng khem các loại đồ ăn làm tăng glucose máu. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bị tiểu đường chúng ta vẫn có thể ăn, nhưng là ăn những thực phẩm gì để không những đường huyết không tăng mà còn giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Để biết đáp án, mời các bạn hãy cùng theo dõi tiếp bài viết với 13 loại thực phẩm giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường dễ dàng hơn.

 

Top 13 loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

   Những loại thực phẩm tốt, giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường bao gồm:

Thực phẩm lên men

   Nghiên cứu cho thấy, tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm tồi tệ hơn mức độ kháng insulin của cơ thể. Mặt khác, các chuyên gia cũng phát hiện ra, lượng vi khuẩn trong thực phẩm lên men tác động đến khả năng đáp ứng của cơ thể với insulin và leptin - một hormone ức chế cảm giác đói. Qua đó, loại thực phẩm này cải thiện khả năng dung nạp glucose, đồng thời ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn và lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

   Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại thực phẩm lên men như kimchi, dưa bắp cải, sữa chua, dưa chuột muối… để tăng cường lợi khuẩn và nhiều chất lành mạnh khác.

 

Lượng vi khuẩn trong kimchi tốt cho người bệnh tiểu đường

Lượng vi khuẩn trong kimchi tốt cho người bệnh tiểu đường

 

   Các loại thịt nạc chứa nhiều đạm và không có carbohydrate thường không làm tăng lượng đường trong máu. Hơn nữa, việc bổ sung protein còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, hỗ trợ kiểm soát glucose.

   Cá nước lạnh như cá tuyết, cá minh thái chính là loại protein thịt nạc tốt cho người bệnh tiểu đường. Khi bổ sung từ 75 - 100g cá mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm đi. Đồng thời, các loại cá này còn chứa nhiều axit béo omega-3 giúp cải thiện sức khỏe của mắt, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trầm cảm, giảm viêm, giảm mỡ ở gan.

   Một quả bơ lớn có thể cung cấp khoảng 12g carbohydrate nhưng cũng bổ sung tới 10g chất xơ và 22g chất béo tốt. Hai thành phần đó giúp ngăn lượng đường trong máu tăng đột biến, đặc biệt, chất béo không bão hòa đơn của bơ còn giúp hạ huyết áp, giảm lượng cholesterol “xấu”, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch cho người bệnh tiểu đường.

 

Bơ cung cấp nhiều chất xơ và chất béo tốt cho người bệnh tiểu đường

Bơ cung cấp nhiều chất xơ và chất béo tốt cho người bệnh tiểu đường

 

Khoai lang, khoai mỡ

   Loại thực phẩm này có chỉ số đường huyết GI thấp là 44, đồng thời có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A, kali và lượng lớn chất xơ nên rất phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Nếu bạn lo lắng khoai lang và khoai mỡ cũng giàu carbohydrate, làm tăng đường huyết thì hãy yên tâm, bởi thành phần chất xơ trong củ khoai giúp cơ thể phân giải carbohydrate thành đường chậm hơn so với các loại thực phẩm giàu tinh bột khác.

   Ở Okinawa, Nhật Bản, nơi có nhiều người sống đến hơn 100 tuổi, thực phẩm trong chế độ ăn uống của họ gần 70% là khoai lang. Tuy nhiên với bệnh nhân tiểu đường, bạn chỉ nên tiêu thụ 1 củ khoai trong bữa ăn là tốt nhất.

Bột yến mạch

   Bạn cần phân biệt bột yến mạch ăn liền có đường được bán phổ biến trong các cửa hàng tạp hóa và bột yến mạch kiểu cũ (loại yến mạch nguyên hạt đã trải qua quá trình hấp và cán dẹt, cần nấu trong 5 phút). Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn bột yến mạch kiểu cũ bởi nó giúp ngăn lượng đường trong máu tăng cao. Chúng giàu chất xơ hòa tan làm chậm tốc độ hấp thu glucose. Đồng thời, thành phần B-glucans trong yến mạch vừa giúp cải thiện độ nhạy của cơ thể với insulin, vừa giúp giảm mỡ máu.

 

Bột yến mạch kiểu cũ giúp cải thiện độ nhạy của cơ thể với insulin

Bột yến mạch kiểu cũ giúp cải thiện độ nhạy của cơ thể với insulin

 

   Trên thực tế, một người ăn 100% ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ có thể giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Các loại hạt tự nhiên

   Các loại hạt ngũ cốc bao gồm cả đậu phộng chưa sơ chế hoặc đã rang khô là món ăn nhẹ tốt cho người bệnh tiểu đường. Chúng chứa nhiều chất xơ và chỉ số GI khá thấp. Hơn nữa, hạt ngũ cốc còn cung cấp protein, axit béo không bão hòa, magie, kali và nhiều chất chống oxy hóa khác tốt cho sức khỏe.

   Tùy từng loại hạt, lợi ích của nó mang lại cũng khác nhau, chẳng hạn như:

- Hạt điều giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

- Quả óc chó đã được chứng minh là hỗ trợ sức khỏe đường ruột.

   Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn sản phẩm hạt ngũ cốc nguyên chất, không lẫn muối hoặc đường.

Sữa chua

   Một phân tích tổng hợp năm 2014 đã phát hiện ra rằng, việc ăn sữa chua không đường mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Loại thực phẩm này có chỉ số GI thấp (dưới 50) và là nguồn protein tốt, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Sữa chua Hy Lạp nguyên chất không đường nổi tiếng giàu lợi khuẩn, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột.

 

Sữa chua mix thêm trái cây hay hạt ngũ cốc tốt cho người bệnh tiểu đường

Sữa chua mix thêm trái cây hay hạt ngũ cốc tốt cho người bệnh tiểu đường

 

   Lưu ý, bạn nên tránh sữa chua có đường hoặc hóa chất tổng hợp. Thay vào đó, bạn hãy thử thêm hương vị và chất xơ bằng cách trộn sữa chua với trái cây hay các loại hạt ngũ cốc.

Quả mọng

   Mặc dù các loại quả mọng có chứa carbohydrate, nhưng lượng chất xơ trong nó giúp giảm quá trình hấp thu chất bột đường của cơ thể. Qua đó, chúng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.

   Khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng, các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa như anthocyanin và resveratrol, nhất là quả mâm xôi và việt quất. Chúng giúp giảm viêm, bảo vệ cơ thể trước các gốc tự do có hại. Đặc biệt, các loại quả mọng đã được chứng minh giúp cải thiện độ nhạy của insulin, tốt cho người bệnh tiểu đường.

   Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc mix với bột yến mạch, sữa chua trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Bông cải xanh, rau bina, súp lơ

   Ba loại rau này giúp bạn giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời bổ sung nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.

 

Bông cải xanh giúp giảm lượng đường trong máu

Bông cải xanh giúp giảm lượng đường trong máu

 

- Bông cải xanh: Chứa lượng lớn hợp chất glucosinolate (glucoraphanin) và một loại enzyme tên là myrosinase. Khi bạn nhai bông cải xanh, những chất đó tương tác với nhau tạo thành sulforaphane giúp tăng cường độ nhạy của insulin và giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Để phát huy tác dụng tối đa, bạn nên sử dụng bông cải xanh dạng bột, ăn sống hoặc hấp chúng.

- Rau bina: Chứa nhiều chất xơ, vitamin, folate, mangan, canxi, kali, kẽm, phốt pho, protein và carotene. Chỉ số đường huyết GI của chúng gần như bằng không. Nhờ đó, loại rau này vừa giúp bạn no bụng lại vừa giảm lượng đường trong máu. 

- Súp lơ (bông cải trắng): Chứa nhiều chất chống oxy hóa, sulforaphane và rất giàu chất xơ, tốt cho tim mạch, đồng thời không làm tăng lượng đường máu.

   Khi kết hợp ba loại rau trên vào chế độ ăn uống, bạn không chỉ kiểm soát tốt hơn lượng đường huyết mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể.

Nấm

   Nấm có chỉ số đường huyết rất thấp và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng giúp chống viêm, ít carb, ít calo, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, đồng thời cải thiện sức khỏe đường ruột. Chẳng hạn như 1 chén nấm trắng chỉ chứa 21 calo, 3g carb, 1g chất xơ nhưng chúng cung cấp tới 33% vitamin D, 16% selen, 12% phospho mà cơ thể cần trong một ngày. Đặc biệt, trong nấm chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp giảm lượng đường trong máu.

 

Nấm có chỉ số đường huyết Gi rất thấp

Nấm có chỉ số đường huyết Gi rất thấp

 

Trứng

   Các nghiên cứu cho thấy, việc ăn từ 1 đến 3 quả trứng mỗi ngày không ảnh hưởng đến mức cholesterol toàn phần. Thậm chí, chúng còn giúp tăng cholesterol “tốt” và giảm cholesterol “xấu” trong cơ thể.

   Một quả trứng trung bình chứa khoảng 70 calo, 6 gam protein với 9 loại axit amin thiết yếu, đặc biệt là chỉ số đường huyết bằng không. Khi người bệnh tiểu đường ăn một quả trứng mỗi ngày, chỉ số đường huyết lúc đói có thể giảm xuống 4.4%.

Bí ngô và hạt bí ngô

   Hạt bí ngô được coi là siêu thực phẩm dành cho người bệnh tiểu đường, những phần còn lại của quá bí cũng rất tốt cho bạn.

 

Bí ngô và hạt bí giúp giảm lượng đường trong máu

Bí ngô và hạt bí giúp giảm lượng đường trong máu

 

   Tất cả các loại bí ngô và bí đao đều chứa chất xơ và chất chống oxy hóa giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Chúng được sử dụng như một phương thuốc truyền thống trị bệnh tiểu đường ở Mexico, Iran và Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy, bí ngô và hạt của nó giúp giảm lượng đường trong máu nhanh chóng và hiệu quả ở bệnh nhân tiểu đường mức độ nặng.

   Trong hạt bí ngô còn rất giàu chất béo tốt và protein, giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, khi tiêu thụ 2 ounce (56,7 gam) hạt bí ngô giúp giảm 35% lượng đường trong máu sau bữa ăn của người tiểu đường.

Các loại đậu

   Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng và đậu Hà Lan đều tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy chúng chứa lượng lớn carbohydrate nhưng cũng giàu chất xơ, vi chất và chỉ số đường huyết GI rất thấp. Chẳng hạn như 1 chén đậu lăng nấu chín có 40 gam carbohydrate, nhưng nó cũng chứa 16 gam chất xơ và cung cấp đến 90% lượng folate nhu cầu tiêu thụ của cơ thể trong một ngày.

   Một nghiên cứu năm 2012 đã phát hiện ra rằng, việc bổ sung các loại đậu trong chế độ ăn uống sẽ giúp kiểm soát đường huyết.

 

Người bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại đậu vào chế độ ăn uống

Người bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại đậu vào chế độ ăn uống

 

   Có thể thấy, mẹ thiên nhiên cung cấp rất nhiều loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cần lưu ý sử dụng thuốc tây y theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp thêm sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ để chiến thắng căn bệnh này.

   BoniDiabet + với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, kết hợp giữa các thảo dược như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội với các vi chất magie, kẽm, selen, crom, acid alpha lipoic, vitamin C và acid folic: Giúp hạ và ổn định chỉ số đường huyết hiệu quả, đồng thời còn giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh. Qua đó, mang lại cuộc sống vui khỏe đến với bệnh nhân.

   Nếu có thắc mắc nào khác, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp chi tiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

BoniDiabet chính hãng mua ở đâu? Cách dùng BoniDiabet để thu được hiệu quả cao nhất

“BoniDiabet chính hãng mua ở đâu, giá bao nhiêu? Cách dùng BoniDiabet để thu được hiệu quả cao nhất là gì?”

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là tiểu đường?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là tiểu đường? Phải làm sao để duy trì chỉ số này ở ngưỡng an toàn? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

Gia Lai: Giảm gần hết thuốc tây, đường huyết vẫn đẹp mê ly là nhờ đâu?

Anh Phạm Văn Hiền, 29 tuổi, ở 23 Ngô Thì Nhậm, tp Pleiku, Gia Lai, đt: 0167.7844.735

7 Dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất - ai cũng cần biết

Theo thống kê, tại Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người mắc đái tháo đường, gấp 10 lần so với 10 năm trước. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và có biến động khó lường,  là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba tại Việt Nam

Cách xử trí cơn gút cấp và biện pháp phòng ngừa cơn gút cấp tái phát

Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn nắm được kiến thức kĩ năng để có thể xử lý tốt cũng như phòng ngừa tái hiện cơn gút cấp, xin mời cùng tìm hiểu.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi