Chuyên gia giải đáp: Bệnh gút có uống được bia không?

Cập nhập: Thứ sáu, 06/10/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh gút liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Họ thường phải kiêng khem đồ nhiều đạm như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật… Vậy còn đồ uống chứa cồn như rượu bia thì sao? Bệnh gút có uống được bia không? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết dưới đây!

 

Bệnh gút có uống được bia không?

Bệnh gút có uống được bia không?

 

Mối liên hệ giữa bệnh gút và chế độ ăn uống

   Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa, làm tăng sản xuất và/hoặc giảm đào thải acid uric trong cơ thể. Theo đó, nồng độ acid uric này tăng cao trong máu, hình thành tinh thể muối urat lắng đọng tại các tổ chức.

   Tại khớp, muối urat gây cơn đau gút cấp dữ dội, kéo dài khoảng 5-7 ngày. Về lâu dài, chúng còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hạt tophi, tàn phế khớp, sỏi thận, viêm thận kẽ, suy thận.

   Nếu acid uric trong máu không được kiểm soát, cơn gút cấp sẽ tái phát với tần suất ngày càng dày hơn. Nguy cơ người bệnh gặp các biến chứng trên khớp và thận cũng tăng cao.

   Trong khi đó, nguyên nhân chủ yếu làm tăng acid uric máu và hình thành bệnh gút là do chế độ ăn uống không khoa học. Các thực phẩm giàu đạm chứa nhân purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật… sẽ khiến cơ thể tạo ra nhiều acid uric, làm bệnh gút tồi tệ hơn.

   Bởi thế, quá trình điều trị bệnh gút luôn đi kèm với việc kiêng khem trong ăn uống. Vậy còn đồ uống chứa cồn thì sao? Người bệnh gút có uống được bia không?

 

Bệnh gút có uống được bia không?

   Khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng, đồ uống chứa cồn nói chung hay bia nói riêng đều gây tăng acid uric máu theo nhiều cơ chế khác nhau, cụ thể:

Bia là nguồn chứa nhân purin dồi dào

   Thành phần purin trong bia khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa và sinh ra acid uric, làm tăng nồng độ chất này trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở người bình thường hoặc gây bùng phát cơn gút cấp ở người bệnh gút.

 

Bia làm tăng acid uric máu, khởi phát cơn gút cấp

Bia làm tăng acid uric máu, khởi phát cơn gút cấp

 

   Các chuyên gia đến từ Bệnh viện Massachusetts (Mỹ) đã tiến hành theo dõi hơn 47.000 nam giới trong vòng 12 năm và đưa ra kết luận rằng: Những người uống 2 cốc bia mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh gút cao gấp 2,5 lần người không uống.

   Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi giáo sư Tuhina Neogi, chuyên gia thấp khớp tại Đại học Y Boston, Mỹ cùng các đồng nghiệp trên 724 người Mỹ trưởng thành mắc gút, trong đó có 78% là nam giới. Kết quả cho thấy, nếu người bệnh uống 1-2 ly rượu mỗi ngày thì nguy cơ bị cơn gút cấp cao hơn bình thường 138%;  và việc uống 2-4 cốc bia thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị gút tấn công lên đến 75%.

Bia cạnh tranh đào thải với acid uric

   Chất cồn trong bia được cơ thể chuyển hóa tạo ra nhiều sản phẩm có gốc acid, trong đó có acid acetic. Chúng cạnh tranh, làm giảm quá trình đào thải acid uric ở thận. Từ đó, nồng độ acid uric máu tăng lên.

   Không chỉ vậy, khi uống bia, các món nhậu như: Thịt dê, thịt bò, thịt cừu, tôm, cua, cá biển, nội tạng động vật… thường không thể thiếu được. Chính điều này khiến bệnh gút càng trở nên tồi tệ hơn.

   Do đó, với câu hỏi “người bệnh gút có uống được bia không?” thì đáp án chính xác là “không nên uống!”.

 

Người bệnh gút nên uống gì?

   Các loại đồ uống tốt cho người bệnh gút cần đáp ứng được các tiêu chí như:

  • Không làm tăng nồng độ acid uric máu, không gây cơn gút cấp.
  • Giúp làm giảm nồng độ acid uric.

   Dựa vào tiêu chí trên, người bệnh gút nên uống các loại nước sau:

Nước khoáng kiềm

   Loại nước này có chứa các ion như Na+, H+, OH-, K+, Mg2+... và có tính kiềm tự nhiên với độ pH>7.0 (thường khoảng 7,5 đến 8,5). Chúng giúp kiềm hóa nước tiểu, làm tăng quá trình đào thải acid uric qua đường niệu.

 

Nước khoáng kiềm tốt cho người bệnh gút

Nước khoáng kiềm tốt cho người bệnh gút

 

   Khi người bệnh gút kết hợp uống nước kiềm với các phương pháp khác (ăn kiêng, tăng cường tập luyện, dùng BoniGut +…), nồng độ acid uric sẽ được kiểm soát. Qua đó, cơn gút cấp và các biến chứng sẽ được phòng ngừa hiệu quả.

   Ngoài ra, việc uống nước khoáng kiềm còn có tác dụng kiềm hóa cơ thể. Cơ thể có tính kiềm nhẹ sẽ giúp các tế bào hoạt động tốt, loại bỏ độc tố và các vi khuẩn có hại, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Nước ép rau củ quả

  Các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng, khi người bệnh gút thường xuyên uống một loại nước ép có tính kiềm hóa, đủ màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng) và đủ cả rau, củ, quả sẽ giúp:

  • Kiềm hóa cơ thể, trung hòa bớt lượng acid dư thừa.
  • Cung cấp đa dạng các vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Hỗ trợ quá trình chuyển hóa, tốt cho sức khỏe tim mạch.

   Công thức tối ưu đó là loại nước ép kết hợp các loại thực phẩm như sau:

  • Rau cần tây.
  • Dưa chuột (dưa leo).
  • Táo (có thể thay thế bằng ổi).
  • Củ dền đỏ.
  • Cà rốt.
  • Gừng (nghệ).

   Bạn có thể kết hợp các loại thực phẩm này theo ý thích, cho chung vào và ép lấy nước, uống luôn trong ngày.

 

Người bệnh gút nên uống nước ép rau củ quả

Người bệnh gút nên uống nước ép rau củ quả

 

BoniGut + của Mỹ

   BoniGut + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay có thành phần kết hợp toàn diện các loại thảo dược giúp người dùng kiểm soát tốt bệnh gút một cách đơn giản và an toàn.

   Tác dụng toàn diện của BoniGut + bao gồm:

  • Giúp hạ acid uric máu theo 3 cơ chế đột phá:
  1. Ức chế enzyme xanthine oxidase từ đó sẽ ức chế sự hình thành acid uric máu nhờ hạt cần tây, hạt nhãn, quả anh đào đen.
  2. Trung hòa acid uric máu nhờ hạt cần tây có tính kiềm.
  3. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric máu theo đường niệu nhờ ngưu bàng tử, mã đề, bách xù, trạch tả.
  • Giúp giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp, bảo vệ các khớp nhờ nhóm thảo dược bạc hà, tầm ma, kim sa, húng tây, gừng.

   Nhờ đó, BoniGut + mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh gút, vừa giúp giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp, vừa giúp hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, phòng ngừa các biến chứng bệnh gút như biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận,...

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết bệnh gút có uống được bia không. Để kiểm soát tốt bệnh này, bạn nên kiêng khem rượu bia, hạn chế thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,... đồng thời sử dụng BoniGut + mỗi ngày. Chúc các bạn khỏe mạnh!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Ninh Bình: Có BoniGut, kết thúc 10 năm đau đớn vì gút

chú Nguyễn Văn Vĩnh, 65 tuổi, ở Tĩnh Phong, Chi Phong, Gia Trung, Gia Viễn, Ninh Bình

Nam Định: Đẩy lui cơn gút cấp nhờ BoniGut

Chú Trần Văn Bân (61 tuổi, ở xóm 8, Xuân Bắc, Xuân Trường, Nam Định)

Biểu hiện của bệnh gút và cách khắc phục hiệu quả

Biểu hiện của bệnh gút là gì để phân biệt với các bệnh đau khớp khác? Cách khắc phục hiệu quả bệnh gút ra sao? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết đáp án chính xác nhất!

Thực phẩm nhiều đường fructose: Nguyên nhân gây bệnh gút ít ai ngờ đến!

Đường fructose gây bệnh gút như thế nào? Giải pháp khắc phục ra sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

Nhiễm trùng hạt tophi - Các thông tin cần biết và những điều cần làm

Hạt tophi là gì và khi bị nhiễm trùng chúng nguy hiểm như thế nào? Bệnh nhân cần làm gì để khắc phục và phòng ngừa tình trạng đó.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

15 loại thực phẩm giúp hạ acid uric máu

15 loại thực phẩm giúp hạ acid uric máu

Tổng hợp 15 loại thực phẩm giảm axit uric dưới đây sẽ giúp người bệnh dễ dàng lên thực đơn ăn uống khoa học, góp phần kiểm soát và giảm tình trạng bệnh an toàn và hiệu quả.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi