Mục lục [Ẩn]
Bệnh tiểu đường do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, không sản xuất đủ hoặc đề kháng lại hormone insulin, khiến lượng đường tăng cao trong máu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa này là do cơ thể quá khổ, thừa cân, béo phì.
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Thế nào là béo phì?
Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân gây ra nhiều nguy hại tới sức khỏe.
Trong cơ thể chúng ta luôn có một lượng mỡ nhất định. Nó là nguồn lưu trữ năng lượng, giữ nhiệt và thể hiện các chức năng khác. Khi lượng mỡ này tăng cao quá mức, tình trạng béo phì sẽ xuất hiện.
Tình trạng thừa cân béo phì được phân loại bằng chỉ số khối cơ thể BMI. BMI được tính theo công thức: Trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét).
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành, trừ phụ nữ có thai, nếu có chỉ số BMI >= 30 thì được xem là béo phì. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của người béo phì là gia tăng trọng lượng cơ thể. Khối lượng mỡ tích tụ tại một số bộ phận như bụng, đùi, eo…
Nguyên nhân dẫn đến béo phì bao gồm:
- Mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao: Khẩu phần ăn vào cung cấp quá nhiều năng lượng, vượt quá nhu cầu sử dụng của cơ thể. Theo đó, chúng dễ bị dư thừa và được chuyển thành mỡ tích lũy trong các cơ quan, tổ chức.
Khẩu phần ăn vượt quá nhu cầu sử dụng năng lượng của cơ thể sẽ dẫn đến béo phì
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình nếu cha hoặc/và mẹ bị béo phì thì nguy cơ con cái họ gặp tình trạng này là rất cao.
- Sụn tuyến giáp: Là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ các hormone cần thiết cho cơ thể. Sự thiếu hụt hormone làm cho quá trình trao đổi chất bị chậm lại, đồng nghĩa với lượng chất béo không được đốt cháy, cân nặng dần tăng lên.
- Thiếu ngủ: Tình trạng ngủ không đủ giấc khiến cơ thể tăng tiết hormone ghrelin. Loại hormone này tạo cảm giác đói, làm bạn thèm đồ ăn, nhất là đồ ngọt, nhiều dầu mỡ.
Béo phì không chỉ tàn phá ngoại hình mà còn là khởi nguồn của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, điển hình là tiểu đường.
Cảnh báo: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mãn tính do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc đề kháng lại hormone này.
Để có thể hoạt động, các tế bào trong cơ thể cần sử dụng glucose để tạo năng lượng. Thế nhưng, muốn phân tử glucose vào được tế bào cần phải có hormone insulin vận chuyển. Khi cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng insulin, tế bào sẽ không còn nhận được đầy đủ lượng đường, gây tình trạng ăn nhiều nhưng vẫn đói, khát nhiều, tiểu nhiều, sụt cân…
Tiểu đường khiến người bệnh ăn nhiều nhưng vẫn đói
Nếu không có giải pháp điều trị phù hợp, lượng đường máu tăng cao còn gây ra các biến chứng rất nguy hiểm như:
- Tổn thương tim, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...
- Tổn thương thận, suy giảm chức năng của thận.
- Tổn thương hệ thần kinh gây mất cảm giác ở các chi, người bệnh khó phát hiện vết thương.
- Tổn thương mắt gây mờ mắt, mù lòa.
Ngoài ra, đường huyết cao còn dễ gây nhiễm trùng ở nhiều bộ phận trên cơ thể, vết thương khó lành do suy giảm miễn dịch. Nhiều trường hợp, vết thương bị hoại tử, người bệnh phải cắt cụt chi.
Nếu lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, người bệnh tiểu đường sẽ phải đối mặt với biến chứng cấp tính như: Nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu… Đây là các biến chứng rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ở người béo phì, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy suy giảm. Theo đó, lượng glucose trong máu không được vận chuyển vào tế bào. Hậu quả là đường huyết tăng cao dẫn đến bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học nhận thấy, người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 6 lần so người bình thường.
Tình trạng béo phì cũng làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường. Vì vậy, muốn kiểm soát tốt căn bệnh này, bạn cần áp dụng thêm các biện pháp để kiểm soát cân nặng phù hợp.
Người béo phì bị tiểu đường phải làm sao?
Để kiểm soát bệnh tiểu đường ở người béo phì, bạn nên áp dụng đồng thời những biện pháp bao gồm:
Về chế độ ăn uống, sinh hoạt
- Hạn chế ăn đồ ngọt như bánh kẹo ngọt, hoa quả ngọt.
- Không nên ăn những món nhiều dầu mỡ như món chiên rán, nội tạng động vật, thịt đỏ vì làm tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa lipid máu và tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh tiểu đường.
- Tích cực bổ sung chất xơ từ rau củ quả tươi: Chất xơ hòa tan giúp làm giảm sự hấp thu cholesterol vào máu. Bạn nên bổ sung thành phần này bằng cách ăn bột yến mạch, đậu, mầm Brussels, quả táo và lê.
Chất xơ từ rau củ quả tốt cho người béo phì bị bệnh tiểu đường
- Bổ sung các chất béo lành mạnh, tốt cho cơ thể từ quả hạt như óc chó, hạnh nhân hay các loại cá hồi, cá thu, cá trích.
- Tăng cường tập thể dục, thư giãn tinh thần và ngủ đủ giấc.
- Bỏ thuốc lá nếu đang hút bởi thuốc lá làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân.
Về kiểm soát bệnh tiểu đường
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Đi thăm khám định kỳ. Kiểm tra đường huyết thường xuyên và ghi chép kết quả cẩn thận. Định kỳ thăm khám chỉ số HbA1c. Khi thấy chỉ số đường huyết có những thay đổi bất thường (quá cao hoặc quá thấp) cần thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ: BoniDiabet + có công thức đột phá, mang lại hiệu quả toàn diện bao gồm: Các thảo dược như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi và các nguyên tố vi lượng như kẽm, magie, selen, crom. Sự kết hợp này vừa giúp hạ đường huyết, vừa giữ chỉ số này ổn định ở ngưỡng an toàn, từ đó giúp phòng ngừa hiệu quả các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh cho người bệnh.
Đặc biệt, trong BoniDiabet + còn chứa quế giúp giảm mỡ máu, acid alpha lipoic, acid folic tốt cho thành mạch, giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch hiệu quả.
Bạn chỉ cần dùng 4-6 viên BoniDiabet + mỗi ngày, sản phẩm sẽ giúp hạ đường huyết chỉ sau 1-2 tháng sử dụng. Sau khoảng 3 tháng, BoniDiabet + giúp ổn định chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn hơn, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng của bệnh.
Khi đường huyết đã ổn định, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ để giảm liều lượng thuốc tây cho bệnh tiểu đường. Từ đó, bạn cũng hạn chế được nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc tây trên gan thận. Chế độ ăn uống cũng bớt hà khắc hơn trước.
Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn tình trạng béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Để phòng ngừa điều đó xảy ra, tốt nhất ngay từ bây giờ, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, giữ cân nặng phù hợp. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Mỡ máu và tiểu đường: Bộ đôi sát thủ đe dọa tính mạng
- Nhiễm trùng da - Biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp