Cách xử trí cơn gút cấp và biện pháp phòng ngừa cơn gút cấp tái phát

Cập nhập: Thứ tư, 20/04/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi bị gút, điều mà mang lại phiền phức cho bệnh nhân đầu tiên và cũng là điều gây ám ảnh, lo lắng nhiều nhất đó chính là những cơn đau gút cấp. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn nắm được kiến thức kĩ năng để có thể xử lý tốt cũng như phòng ngừa tái hiện cơn gút cấp, xin mời cùng tìm hiểu.

 

 

Đặc điểm nhận biết cơn gút cấp.

   Gút (gout) là tình trạng rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi nồng độ acid uric máu tăng cao kéo dài do cơ chế tăng sản xuất hoặc suy giảm khả năng đào thải acid uric, từ đó hình thành lên các tinh thể muối urat lắng đọng tại các tổ chức, mô, khớp gây ra viêm đau cấp tính tái đi tái lại và có thể diễn tiến thành mãn tính.

   Cơn viêm gút cấp đầu tiên thường xảy ra ở nam giới (tỉ lệ 95%) trong độ tuổi 40 đến 60 tuổi. Phải có 80-90% cơn gút đầu tiên sẽ xuất hiện tại một khớp đặc biệt là khớp ngón chân cái sau đó là các khớp khác như: mu bàn chân, cổ chân, gót chân, gối, ngón tay, cổ tay, khuỷu tay,…

   Cơn gút cấp thường khởi phát một cách đột ngột, có thể tự phát hoặc sau một bữa ăn giàu đạm, uống nhiều rượu bia, cũng có thể là do gắng sức, bị căng thẳng, nhiễm lạnh (ban đêm), chấn thương,… Trước khi gây những cơn đau dữ dội, những triệu chứng rầm rộ thì bệnh nhân có thể gặp một vài biểu hiện như: cảm giác tê ngứa hoặc cứng khớp tại khớp bị viêm đau sau đó.

   Khi lên cơn gút cấp thì thường sau khi khởi phát đột ngột một vài giờ cơn đau sẽ trở nên trầm trọng, dữ dội khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu thậm chí phát khóc và không thể đi lại được. Lúc đó sẽ có các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau đồng thời da phía ngoài khớp đau có thể căng, nóng, bóng và màu sắc hơi đỏ hoặc tím. Ngoài ra bệnh nhân còn cảm thấy toàn thân mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh.

   Qua những gì đã miêu tả, có lẽ ai cũng đã hiểu được tại sao cơn gút cấp lại là nỗi ám ảnh với những người bệnh. Vậy có những cách nào để giảm nhẹ triệu chứng của cơn đau và giúp bệnh nhân nhanh thoát khỏi đợt đau cấp, mời bạn tìm hiểu ở nội dung dưới đây.

 

Xử trí cơn gút cấp như thế nào?

   Để xử trí cơn gút cấp hiệu quả, bạn có thể tham khảo những cách sau:

Sử dụng thuốc tây y

   Dùng thuốc tây y để giảm đau chống viêm là cần thiết khi bệnh nhân bị đau gút cấp, các thuốc bác sĩ thường chỉ định trong trường hợp này là:

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm ở các khớp bị tổn thương: Diclofenac, Celecoxib, Piroxicam,…
  • Colchicine: thuốc có khả năng ức chế sự bám dính và thực bào, giảm khả năng di chuyển và hóa ứng động của bạch cầu trung tính tại ổ viêm, qua đó làm giảm phản ứng viêm của cơ thể với tinh thể urat.
  • Các thuốc corticoid: có tác dụng chống viêm mạnh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, cho nên thường chỉ được dùng khi bệnh nhân không đáp ứng với colchicine và NSAIDs hoặc có bệnh lý không thể dùng dụng 2 loại trên ví dụ như viêm loét dạ dày tá tràng.

   Trước khi sử dụng thuốc tây, hãy hỏi ý kiến chuyên gia để đảm bảo về tính phù hợp, cách dùng, liều lượng và các lưu ý về tác dụng phụ của thuốc nhằm giúp bạn tránh gặp phải các biến cố ngoài ý muốn.

Uống nhiều nước để tăng đào thải acid uric

   Như bạn đã biết, cơn gút cấp khởi phát do nồng độ acid uric máu cao hình thành các muối urat lắng đọng tại mô, khớp. Vì vậy, để phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng đau nhức nhanh hơn bạn cần bổ sung nước cho cơ thể. Việc cung cấp đủ nước giúp đẩy nhanh quá trình đào thải acid uric ra bên ngoài.

Chườm đá lạnh

   Khi cơn đau khiến bạn quá khó chịu thì hãy thử chườm đá lạnh bên ngoài khu vực bị đau. Việc này giúp co mạch và giảm sự nhạy cảm của các dây thần kinh cảm giác từ đó giúp thuyên giảm đau nhức đồng thời bệnh nhân cũng thấy tỉnh táo hơn.

   Bạn có thể thực hiện một vài lần mỗi ngày bằng cách lấy vài viên đá lạnh cho vào chiếc khăn mỏng mềm, bọc kín lại. Tuy nhiên lưu ý mỗi lần chườm phải cách nhau ít nhất 4-6 tiếng.

Nghỉ ngơi và nâng nơi bị đau cao lên

   Khi đau gút cấp, bạn cần nghỉ ngơi hạn chế vận động, bảo vệ chỗ khớp đau cẩn thận tránh tác động mạnh vào đó khiến cơn đau nhức tồi tệ hơn. Bạn nên thực hiện nằm nghỉ kết hợp kê cao nơi bị đau hơn so với tim, việc này có tác dụng thúc đẩy máu lưu thông về tim nhiều hơn khiến bạn bớt đau và dễ chịu hơn.

 

Các cách hỗ trợ xử trí đau gút cấp

Các cách hỗ trợ xử trí đau gút cấp

 

Bên cạnh việc học cách xử trí cơn gút cấp thì việc phòng ngừa tái phát quan trọng không kém. Nội dung tiếp theo sẽ trình bày cụ thể về vấn đề này.

 

Làm sao để phòng ngừa tái hiện cơn gút cấp?

   Nguyên tắc cốt lõi để phòng ngừa tái phát cơn gút cấp đó chính là kiểm soát tốt nồng độ acid uric máu.

   Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của protein chứa nhân purin và được đào thải chủ yếu (trên 90%) thông qua đường nước tiểu bởi thận. Bình thường chỉ số acid uric trong máu ở mức 210-420 µmol/l đối với nam giới và 150-350 µmol/l đối với nữ giới. Nhiệm vụ của bệnh nhân gút là hạ acid uric máu về càng gần mức an toàn này càng tốt. Để làm được điều này chúng ta có các biện pháp chính sau:

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống phù hợp

   Đối với các bệnh lý chuyển hóa nói chung và bệnh gút nói riêng thì chế độ ăn uống và lối sống luôn có ảnh hưởng hàng đầu do chúng liên quan trực tiếp đến đầu vào và đầu ra của acid uric. Vì vậy việc điều chỉnh cho phù hợp là vô cùng cần thiết.

Về chế độ ăn uống, người bệnh cần nằm lòng những lưu ý đó là:

  • Kiêng ăn những thực phẩm giàu đạm có chứa nhiều nhân purin như: hải sản, thịt chó, các loại thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò,...), nội tạng động vật (lưỡi, lòng, tim, gan, óc,...), các loại trứng lộn,...
  • Hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm khác như: đạm động vật nói chung (thịt lợn, thịt gà, thịt vịt,...), các loại thủy sản (cá, tôm, cua, ốc,...) và một vài thực phẩm giàu đạm (đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh, đậu phụ, sữa đậu nành).
  • Kiêng các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh vì chúng làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể như: măng tre, nấm, giá đỗ,...
  • Kiêng các loại đồ uống có cồn như bia rượu.
  • Hạn chế uống đồ có tính lợi tiểu như đồ có ga, cafe, trà,... vì làm giảm khả năng bài tiết acid uric qua thận.
  • Hạn chế ăn uống đồ vị chua như nước cam, nước chanh, trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ hình thành các tinh thể muối urat kết tinh ở thận, tăng nguy cơ sỏi thận
  • Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất: cải xanh, cải bắp, khoai tây, nho, táo, lê,...
  • Nên uống nhiều nước để tăng đào thải acid uric và các tinh thể urat ra ngoài. Uống nhiều nước khoáng không có ga vì có tính kiềm giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urat tại thận, giảm nguy cơ sỏi thận.

Về lối sống:

  • Tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng vừa sức thường xuyên đều đặn tối thiểu 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Tránh tập môn thể thao cường độ mạnh, tránh làm việc nặng quá sức.
  • Giảm cân tránh béo phì, giữ thể trạng cân đối (giữ chỉ số khối BMI trong khoảng 18 đến 25).
  • Giữ ấm cơ thể, ngâm chân nước ấm hàng tối giảm thiểu nguy cơ khởi phát đau gút cấp.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng stress.

 

Tập thể dục thường xuyên, giữ vóc dáng cân đối

Tập thể dục thường xuyên, giữ vóc dáng cân đối

Sử dụng thuốc tây y để hạ acid uric máu.

Có 3 nhóm thuốc tây chính giúp hạ acid uric máu:

  • Nhóm ức chế tổng hợp acid uric: đại diện tiêu biểu của nhóm này là allopurinol, febuxostat. Thông qua cơ chế ức chế enzym xanthin oxydase – là enzym có vai trò quyết định trong việc chuyển hóa nhân purin thành acid uric, nhờ đó mà giảm khả năng sản xuất ra acid uric của cơ thể.
  • Nhóm thuốc tăng đào thải acid uric qua nước tiểu: hay dùng nhất là probenecid, benzbromarone. Với cơ chế chung là tăng thải acid uric ở cầu thận và ức chế tái hấp thu ở ống thận.
  • Nhóm thuốc làm tiêu acid uric: tiêu biểu là urocozyme có tác dụng chuyển hóa acid uric thành allantoine hòa tan, thường chỉ dùng khi tăng acid uric máu cấp khi mắc các bệnh về máu.

   Thuốc tây y tuy có khả năng giảm acid uric máu nhanh chóng, rõ rệt nhưng đồng thời tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: có thể gây dị ứng (phát ban, khó thở, sưng mặt,…), rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiết niệu, tê đau suy nhược cơ,… Vì vậy bạn cần trao đổi thật kĩ với bác sĩ về cách dùng, liều lượng và các lưu ý khác trước khi sử dụng đồng thời luôn theo dõi sát sao, tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định.

Sử dụng bài thuốc đông y, thảo dược.

   Theo lịch sử phát triển lâu đời của Y học cổ truyền, có rất nhiều thảo dược đã cho thấy khả năng giúp giảm acid uric máu hiệu quả theo nhiều cơ chế tác dụng như:

  • Quả anh đào đen: chứa nhiều anthocyanins (chất chống oxy hóa mạnh) và các chất dinh dưỡng như chất xơ, kali, đồng, magie, mangan, canxi, kẽm, sắt,… có khả năng ức chế enzym xanthin oxidase qua đó giảm tạo thành acid uric từ nhân purin.
  • Hạt cần tây: chứa 3-n-butylphthalide, vitamin K, folate, vitamin A, kali, vitamin C,… cũng có tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase đồng thời nhờ có tính kiềm nên còn có khả năng trung hòa acid uric trong máu.
  • Trạch tả, mã đề: thảo dược có tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải acid uric ra ngoài theo đường nước tiểu.

   Phương pháp đông y, thảo dược tuy cho tốc độ cải thiện chậm hơn thuốc tây y nhưng lại rất an toàn, hiếm khi gặp tác dụng phụ nên phù hợp sử dụng cho kiểm soát bệnh lâu dài.

   Để cho bệnh nhân dễ dàng tiếp cận sử dụng phương pháp này, đồng thời để có thể kết hợp những thành tố tốt nhất toàn diện nhất, tập đoàn Viva group đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm BoniGut+ hỗ trợ bệnh nhân gút kiểm soát tốt acid uric máu, ngăn ngừa tái hiện cơn gút cấp cũng như giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Mời bạn tham khảo về sản phẩm này ở nội dung dưới đây.

 

BoniGut+ - sản phẩm thảo dược giúp giảm cường độ và tần suất cơn gút cấp hiệu quả.

   Tập đoàn Viva group có trụ sở tại Mỹ và Canada, là một trong những thương hiệu hàng đầu trong sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng trên toàn thế giới. BoniGut+ được sản xuất trên dây chuyền hiện đại bậc nhất của tập đoàn, có sử dụng công nghệ microfluidizer giúp tận dụng tối đa tác dụng và giúp các thành phần thẩm thấu sâu nhất có thể.

Về công thức, BoniGut+ là sự kết hợp đầy đủ của các thành tố có khả năng giúp hạ acid uric máu theo toàn diện các cơ chế:

  • Nhóm ngăn cản sản xuất acid uric máu thông qua ức chế enzym xanthine oxydase gồm có: quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn, hạt cần tây.
  • Thảo dược có tính kiềm giúp trung hòa acid uric máu là hạt cần tây.
  • Nhóm thảo dược tăng đào thải acid uric qua thận gồm trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử. Ngoài ra nhóm này còn giúp tăng cường chức năng thận, bàng quang và sức khỏe đường niệu, ngăn ngừa nhiễm trùng đường niệu, trừ sỏi và làm giảm tiểu rắt.
  • Nhóm thảo dược có tác dụng giảm đau chống viêm giúp giảm tần suất và mức độ của các cơn đau gút gồm gừng, bạc hà, tầm ma, kim sa, húng tây.

 

Thành phần sản phẩm BoniGut+

Thành phần sản phẩm BoniGut+

 

   Như vậy BoniGut+ vừa có công dụng giảm nồng độ acid uric máu về các mức an toàn hơn vừa có công dụng giảm đau chống viêm. Qua đó sản phẩm có khả năng hạn chế hình thành các tinh thể muối urat lắng đọng tại các tổ chức chính là nguyên nhân gây gút cấp đồng thời còn khống chế tối đa xuất hiện viêm đau làm mồi cho cơn gút cấp bùng phát. Với công thức 100% từ các thảo dược thiên nhiên vô cùng lành tính, BoniGut+ rất an toàn và phù hợp cho việc sử dụng lâu dài. Vì thế đây chính là lựa chọn hoàn hảo giúp bệnh nhân kiểm soát gút và phòng ngừa cơn gút cấp hàng ngày.

   BoniGut+ đã được Bộ Y tế Việt Nam chứng nhận an toàn và cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Với hơn 10 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của những bệnh nhân sử dụng trực tiếp. Không những thế BoniGut+ còn nhiều lần vinh dự được trao tặng giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” bởi Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam.

   Mong rằng qua bài viết này, bạn đã trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết nhất để có thể xử trí cơn gút cấp hiệu quả hơn đồng thời nắm được các biện pháp kiểm soát acid uric máu, phòng ngừa các đợt cấp tái phát. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số tổng đài 18001044 (miễn phí) để được tư vấn cụ thể.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Người bệnh tiểu đường nên dùng gạo gì?

Để tránh bị tăng đường huyết sau ăn, người bệnh tiểu đường thường phải hạn chế tối đa sử dụng gạo trắng. Vậy, có loại gạo nào khác thay thế được cho gạo trắng hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

17 năm bị gút hành hạ, giờ chú hết khổ rồi!

Chú Nguyễn Văn Khanh, 60 tuổi, ở thôn Tân lập, xã Vạn Thiện, Nông Cống, Thanh Hóa.

Cảm lạnh ở người bệnh tiểu đường - Sự nguy hiểm và cách phòng ngừa

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính khiến nhiều người lo ngại vì các biến chứng đáng sợ mà nó có thể gây ra. Trong đó, cảm lạnh là một trong những hệ lụy đến từ biến chứng nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường.

Tôi đã chiến thắng bệnh Gút

bác Trần Đức Minh, 72 tuổi, ở 48B/2, Hoàng Diệu, p.Quang Trung, Sơn Tây

BoniDiabet có hiệu quả không? 5 tiêu chí đánh giá khách quan nhất!

BoniDiabet có hiệu quả không? 5 tiêu chí đánh giá khách quan nhất!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi