Mục lục [Ẩn]
Nhiều người bệnh tiểu đường thường chia sẻ với chúng tôi rằng họ thường xuyên gặp tình trạng chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống, vận động mạnh, thay đổi tư thế nghỉ ngơi,... Vậy nguyên nhân sâu xa của triệu chứng này là do đâu? Làm cách nào để ngăn ngừa triệu chứng này? Mời bạn theo dõi bài viết sau!
Tại sao người bệnh tiểu đường thường bị chóng mặt?
Tại sao người bệnh tiểu đường thường bị chóng mặt?
Các nguyên nhân gây chóng mặt ở bệnh nhân tiểu đường thường gặp là:
Do mất nước
Người bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát tốt để đường huyết tăng quá cao thì rất dễ bị mất nước. Nguyên nhân do lượng đường trong máu quá cao khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để thải glucose ra ngoài. Từ đó khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mất nước.
Khi cơ thể mất nước, não gặp khó khăn để hoạt động như bình thường khiến bệnh nhân cảm thấy choáng váng.
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là một biến chứng khá phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường, xảy ra khi nồng độ đường glucose trong máu giảm xuống quá thấp, dưới 4 mmol/l, không đủ cho cơ thể hoạt động. Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường thường do việc sử dụng insulin, các nhóm thuốc điều trị tiểu đường hoặc lối sinh hoạt kiêng khem quá mức.
Khi bị hạ đường huyết, các cơ quan trong cơ thể bị lâm vào tình trạng thiếu năng lượng, các hoạt động bị đình trệ, trong đó có não bộ.
Các triệu chứng hạ đường huyết của bệnh nhân tiểu đường thường gặp là bị chóng mặt, đói, vã mồ hôi, run chân tay, hồi hộp đánh trống ngực và lo sợ… Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị lú lẫn, co giật, mất ý thức và thậm chí trường hợp nghiêm trọng còn khiến bệnh nhân bị hôn mê.
Tăng huyết áp
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị tăng huyết áp do những nguyên nhân sau:
- Đường huyết tăng cao làm giảm dưỡng chất Nitric oxide (NO) trong động mạch, khiến mạch máu bị tổn thương, thu hẹp lại. Về lâu dài, bệnh tiểu đường gây xơ vữa động mạch dẫn tới tình trạng huyết áp tăng cao.
- Biến chứng thận khiến hàm lượng hormon renin tăng cao gây tăng huyết áp.
Bệnh nhân tiểu đường bị tăng huyết áp thường có các biểu hiện là tinh thần căng thẳng, dễ xúc động hoặc bị chóng mặt sau khi gắng sức.
Biến chứng thần kinh
Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt dễ gặp biến chứng thần kinh, trong đó có biến chứng thần kinh tự chủ. Biến chứng này ảnh hưởng đến tim mạch, khiến bệnh nhân dễ bị chóng mặt khi thay đổi tư thế, nhịp tim nhanh khi nghỉ, hạ huyết áp tư thế,… Ngoài ra, hệ tiêu hoá, tiết niệu cũng bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân có các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón, tiểu không kiểm soát, tiểu đêm nhiều, tiểu lắt nhắt, tiểu gấp hoặc bí tiểu, dòng tiểu yếu,...
Do ăn kiêng quá mức
Khi phát hiện bị tiểu đường, nhiều bệnh nhân đã tuân thủ một chế độ ăn uống kiêng khem vô cùng nghiêm ngặt, cơ thể thiếu hụt năng lượng sẽ trở nên mệt mỏi, ủ rũ, và xuất hiện triệu chứng chóng mặt.
Làm sao để bệnh nhân tiểu đường không bị chóng mặt?
Như bạn đã thấy, hầu hết các nguyên nhân dẫn đến triệu chứng chóng mặt ở bệnh nhân tiểu đường đều do đường huyết không được kiểm soát tốt, đường huyết quá cao hoặc lên xuống thất thường. Vì vậy, kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường chính là chìa khoá để phòng ngừa tình trạng chóng mặt ở bệnh nhân tiểu đường.
Để làm được điều này, bên cạnh việc tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, thay đổi lối sống phù hợp như chế độ ăn uống ít đường và tinh bột, giảm căng thẳng, stress, tập thể dục thể thao thường xuyên, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm BoniDiabet+.
BoniDiabet+ là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, giúp hạ và ổn định đường huyết nhờ các thành phần sau:
- Các loại thảo dược giúp hạ đường huyết: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội.
- Các nguyên tố vi lượng giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng: Magie, kẽm, selen, crom.
- Các dưỡng chất và vitamin: Acid alpha lipoic, acid folic, vitamin C.
Nhờ có các thành phần toàn diện như trên, BoniDiabet+ giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường, từ đó giúp giảm nguy cơ bị chóng mặt ở bệnh nhân tiểu đường.
Thành phần toàn diện của BoniDiabet+.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được nguyên nhân “Tại sao người bệnh tiểu đường thường bị chóng mặt?” và biện pháp phòng tránh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Mối liên hệ giữa không khí ô nhiễm và bệnh tiểu đường tuýp 2
- Cẩn trọng khi sử dụng thuốc nam trị tiểu đường