Mục lục [Ẩn]
Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu gây lắng đọng tinh thể natri urat ở các mô liên kết và khớp. Người bị bệnh gút sẽ phải trải qua những cơn đau đớn cùng cực. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, khiến những người bị gút tìm đủ mọi cách để chữa trị bệnh. Vậy bệnh gút có chữa khỏi hoàn toàn được không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây bệnh gút
Bệnh gút xảy ra do sự gia tăng và tích tụ của acid uric trong các khớp gây nên triệu chứng sưng đau ở bệnh nhân. Vì vậy, tất cả các nguyên nhân làm tăng acid uric máu đều có thể gây ra bệnh gút như:
- Yếu tố di truyền: 1/3 bệnh nhân bị gút có cha mẹ bị bệnh gút
- Ăn nhiều thực phẩm chứa nhân purin: Thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản…
- Uống nhiều rượu bia: Bia là nguồn cung cấp purin lớn, gây tăng axit uric máu, dẫn tới bệnh gút.
- Giảm đào thải acid uric qua đường niệu do suy giảm chức năng thận (suy thận, viêm cầu thận…)
- Stress, căng thẳng: Stress làm tăng khả năng tái phát cơn đau cũng như làm gia tăng mức độ đau đối với người bệnh gút.
- Ngoài ra có một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nồng độ axit uric trong máu như các bệnh lý: Bệnh về thận (viêm thận mạn tính, suy thận…), bệnh máu (đa hồng cầu, đa u tủy xương…), suy giáp, đái tháo đường nhiễm toan, hội chứng down, tăng huyết áp, ung thư.
Các giai đoạn tiến triển của bệnh gút
Hiện nay, bệnh gút được chia 4 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, bệnh gút chỉ phát triển âm thầm và không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào ở khớp. Tuy nhiên, lúc này acid uric trong máu đã tăng cao có nguy cơ gây hại đến sức khỏe của bạn.
- Giai đoạn 2: Acid uric dư thừa bắt đầu hình thành nên các tinh thể tích tụ ở những khoảng trống trong khớp sẽ làm xuất hiện cơn gút cấp. Cơn đau gút cấp thường khởi phát đột ngột, nhất là vào ban đêm hay gần sáng với 4 triệu chứng: Sưng, nóng, đỏ, đau. Khi bệnh nhân rơi vào trạng thái căng thẳng hay sử dụng rượu bia hoặc sau một bữa ăn nhiều đạm thì cơn gút cấp sẽ bùng phát.
- Giai đoạn 3: Bệnh gút bùng phát thường xuyên hoặc ngắt quãng trong nhiều năm liền tùy vào cách kiểm soát của người bệnh. Thời gian kéo dài, lượng acid uric lắng đọng tại khớp ngày càng nhiều, khớp càng bị tổn thương nặng hơn, có thể gây ra dị tật.
- Giai đoạn 4: Bệnh nhân bị gút lâu ngày, xuất hiện những cơn đau dữ dội, đau dai dẳng với tần suất dày đặc. Đặc biệt, còn xuất hiện hạt tophi xung quanh khớp làm hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân.
Gút giai đoạn cuối là bệnh lý rất nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy người bệnh cần hết sức lưu ý các triệu chứng của bệnh gút để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bệnh gút có chữa khỏi được không?
Bệnh gút có chữa khỏi được không là câu hỏi mà rất nhiều người bị gút thắc mắc. Bệnh gút là bệnh mạn tính, hiện tại chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu chính trong điều trị bệnh gút là kiểm soát tốt acid uric máu, đưa nồng độ này về ngưỡng an toàn, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát và ngăn ngừa các biến chứng bệnh gút nguy hiểm.
Ngoài biến chứng về khớp, xuất hiện các hạt tophi ở giai đoạn cuối gây mất thẩm mỹ và hạn chế vận động, gút còn gây biến chứng trên thận, tim và não.
Theo thống kê của bộ y tế, 10-15% bệnh nhân gút mắc bệnh lý về thận. Lý do là khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi thận.
Mặt khác, nhiều trường hợp bệnh nhân không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gút khiến thận càng bị ngộ độc thêm, làm nguy cơ sỏi thận tăng lên hoặc ngày càng trầm trọng, hậu quả là dẫn tới suy thận.
Làm gì để ngăn chặn bệnh gút tiến triển xấu?
Như chúng ta đã biết, bệnh gút là do tăng nồng độ acid uric trong máu dẫn đến lắng đọng các tinh thể ở khớp dẫn đến tình trạng viêm, sưng khớp gây đau. Vì vậy để tránh cơn gút cấp tái phát thì chúng ta cần phải kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu.
Tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có rất nhiều biện pháp giúp bệnh được kiểm soát tốt, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Nếu thực hiện tốt các biện pháp dưới đây thì bệnh gút sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của bạn:
Cải thiện chế độ ăn uống
Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh. Vì vậy, để kiểm soát tốt bệnh gút, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý:
- Bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C hàng ngày.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường đào thải acid uric
- Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo ...) vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn so với các loại thịt đỏ.
- Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gút, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì....
- Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam.
- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, phủ tạng động vật và hải sản
- Kiêng uống rượu bia
- Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà....
- Nên sử dụng các loại dầu ăn như dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng.... để giảm bớt lượng chất béo.
- Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, bạn cần hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Sử dụng thuốc
Khi bệnh nhân phát hiện ra bệnh gút thường là lúc cơ thể họ đã xuất hiện các cơn đau gút cấp kéo dài khoảng 1-2 tuần hoặc bị cơn đau ở khớp diễn ra lặp lại 1-2 lần trước đó. Khi người bệnh đang còn bị đau, sưng, nóng đỏ tại khớp thì liệu pháp điều trị đầu tiên là sử dụng thuốc tây để giảm đau và đẩy lùi cơn gút cấp nhanh chóng. Khi đó các bác sĩ sẽ kê:
- Thuốc chống viêm, giảm đau: Colchicine, thuốc giảm đau chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen, indomethacin…
- Thuốc làm hạ acid uric máu: Allopurinol, probenecid...
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây lâu dài sẽ gây ra tác dụng phụ trên gan, thận và tiêu hóa. Ngoài ra việc dùng thuốc lâu ngày cũng sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, khi đó tần suất cơn gút cấp sẽ tăng lên, cơn đau sẽ kéo dài hơn. Vì vậy, việc sử dụng thuốc tây lâu dài không phải là một biện pháp hiệu quả cho người bệnh gút.
Sử dụng thảo dược khắc chế bệnh Gút
Hiện nay xu hướng sử dụng thảo dược thiên nhiên trong việc kiểm soát bệnh gút đang được các nhà khoa học nghiên cứu bởi tính an toàn và hiệu quả của nó. Hạt cần tây là một loại thảo dược rất tốt được đông đảo người bệnh lựa chọn sử dụng.
Hạt cần tây- Thảo dược quý giúp hạ acid uric hiệu quả, an toàn
Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong hạt cần tây có chứa 3-n-butylphthalide, vitamin K, vitamin A, vitamin C có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase- enzyme tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình chuyển hóa các protein nhân purin trong cơ thể thành acid uric- Giúp tăng đào thải acid uric ở quanh xương khớp, do đó làm giảm nồng độ acid uric trong máu.
Đồng thời hạt cần tây còn có tính kiềm giúp trung hòa acid uric máu; lợi tiểu tăng đào thải acid uric theo đường nước tiểu.
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của trung tâm Y khoa thuộc đại học Maryland, College Park (Hoa Kỳ), mỗi ngày dùng 1/4-1/2 thìa cà phê hạt cần tây giúp chống viêm giảm đau rất tốt cho người bệnh gút.
Nhận thấy hiệu quả đáng kinh ngạc của hạt cần tây và một số thảo dược tự nhiên khác, các nhà khoa học của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals đã dày công nghiên cứu, kết hợp tạo ra sản phẩm BoniGut dành riêng cho người bệnh gút.
BoniGut - Sự kết hợp hoàn hảo của hạt cần tây với các thảo dược thiên nhiên cho người bệnh gút
BoniGut là sự kết hợp hoàn hảo của hạt cần tây với 11 loại thảo dược tự nhiên khác:
- Quả anh đào đen, hạt nhãn: Giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả nhờ ức chế enzym xanthin oxidase. Ngoài ra hạt anh đào đen còn giúp giảm đau, giảm viêm khớp trong bệnh gút.
- Bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề, trạch tả: Giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric trong máu qua thận.
- Gừng, bạc hà, tầm ma, húng tây: Giúp chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp.
Nhờ các thành phần trên, BoniGut tác động giúp acid uric trong máu nhanh chóng về ngưỡng an toàn, làm giãn và giảm mức độ đau của cơn gút cấp, ngăn ngừa biến chứng bệnh gút trên thận và khớp.
BoniGut là sản phẩm chính hãng nhập khẩu từ Canada và Mỹ
BoniGut được sản xuất bởi tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals có trụ sở chính tại Canada, có hai nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP đặt tại Canada (nhà máy Viva Pharmaceutical Inc) và Mỹ (nhà máy J&E International).
Tại đây, BoniGut được sản xuất bởi quy trình công nghệ hiện đại. Hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer. Microfluidizer là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, giúp các thành phần thảo dược trong BoniGut tồn tại với kích thước siêu nano (<70nm). Từ đó, sản phẩm có độ ổn định cao, loại bỏ được các tạp chất, đặc biệt nhất đó là sinh khả dụng có thể lên tới 100%.
BoniGut- đẩy lui cơn gút cấp một cách nhẹ nhàng
Với công nghệ hiện đại của Mỹ và Canada, BoniGut đã giúp hàng triệu người Việt vượt qua nỗi đau do bệnh gút gây ra một cách nhẹ nhàng.
Chú Nguyễn Thành Phương, 57 tuổi ở 35A, đường Tám Danh (đường 13 cũ), Phường 4, quận 8, Hồ Chí Minh, điện thoại: 0909.355.861.
“Nỗi đau do cơn gút gây ra khiến tôi luôn thấy rùng mình mỗi khi nhớ lại. Đầu tiên ngón chân cái của tôi đau dữ dội, thốn đến tận tim, rất nhanh sau đó các khớp chân sưng vù, nóng rát, đau tới run cả người, mồ hôi ướt đầm đìa cả áo. Bác sĩ kê cho tôi thuốc tây, 2 ngày sau tôi thấy hết đau ngay nhưng lại bị tác dụng phụ tiêu chảy cấp. Sau 1 năm bệnh gút chuyển biến xấu, tôi bị đau cấp liên tục không nghỉ, cứ dừng thuốc tây cái là bị đau lại ngay, cơn này chưa qua cơn khác đã tới và ngày càng khủng khiếp hơn.”
“Nhờ có BoniGut mà 5 năm nay tôi chưa bị cơn gút cấp nào hành hạ nữa. Trước kia, tôi phải ăn uống kiêng khem khổ sở, 6 tháng mà sút liền 6 cân. Còn bây giờ tôi có thể ăn uống thoải mái, không cần kiêng khem nhiều nữa, người cũng khỏe khoắn hơn. Tôi thật sự rất hài lòng với BoniGut".
Chú Nguyễn Đức Trung, 58 tuổi tại căn nhà ở Khu Vĩnh Tuy 1, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, số điện thoại: 0967.855.123
Chú Trung chia sẻ: “Tôi bị gút suốt 18 năm rồi. Căn bệnh này khiến sức khỏe cũng như cuộc sống của tôi vô cùng khốn khổ. Mỗi khi có cơn gút cấp bùng phát, cổ chân của tôi lại sưng đỏ mọng lên, một lúc sau thì cả ngón chân cũng đau dữ dội. Ban đầu tôi không biết bệnh gút phải ăn kiêng, tôi cứ ăn uống thoải mái, ăn xong lại thấy đau dữ dội, tần suất đau ngày càng tăng lên, cơn đau thì cứ dai dẳng kéo dài.”
“Thật may mắn vì tôi đã gặp được BoniGut. Sau khi dùng BoniGut được 2 tháng, tôi thấy người khỏe khoắn hẳn lên. Tôi đi đo lại chỉ số acid uric đã giảm từ 570µmol/l xuống còn 400 µmol/l. Tôi dùng BoniGut 1 năm nay rồi mà chưa gặp bất kỳ cơn đau gút cấp nào và tôi cũng không phải ăn uống kiêng khem khổ sở như trước nữa, thỉnh thoảng uống cốc rượu hay ăn hải sản cũng không sao. Thật sự tôi muốn nói cảm ơn BoniGut rất nhiều, BoniGut đã giúp tôi có được cuộc sống như người bình thường dù tôi đã bị gút 18 năm”.
Bài viết trên là câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi: “Bệnh gút có chữa khỏi hoàn toàn không?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này, mời quý bạn đọc nhấc máy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.
XEM THÊM: